Đề thi cuối kì 1 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây:

“……….. là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

A.  Thị trường việc làm.

B.  Thị trường lao động.

C.  Trung tâm giới thiệu việc làm.

D.  Trung tâm môi giới việc làm.

     Câu 2 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là

A.  thất nghiệp tự nguyện.

B.  thất nghiệp không tự nguyện.

C.  thất nghiệp cơ cấu.

D.  thất nghiệp tạm thời.

     Câu 3 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của lạm phát là gì?

A.  Lạm phát là một hình thức giảm mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định

B.  Lạm phát là một hình thức tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định

C.  Lạm phát là mức giá của hàng hóa, dịch vụ không thay đổi trong một thời gian nhất định

D.  Lạm phát là mức giá của các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ tăng một các liên tục trong một thời gian nhất định

     Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là gì?

A.  nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

B.  khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.

C.  sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

D.  khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

     Câu 5 (0,25 điểm). Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?

A.  Trách nhiệm

B.  Trách nhiệm và trung thực

C.  Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng

D.  Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích

     Câu 6 (0,25 điểm). Đối với đời sống xã hội, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?

A.  Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

B.  Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

C.  Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

D.  Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

     Câu 7 (0,25 điểm). Tình trạng thất nghiệp gây ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia?

A.  Nền kinh tế có đà tăng trưởng mạnh

B.  Tạo được động lực cho nền kinh tế phát triển và đi lên

C.  Ngân sách đầu tư cho ngành tăng lên

D.  Gây lãng phí nguồn nhân lực, kinh tế bị rơi vào tình trạng suy thoái

     Câu 8 (0,25 điểm). Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì?

A.  Tỉ lệ lạm phát

B.  Sự nghiêm trọng

C.  Mức giá thành sản phẩm

D.  Thời gian xảy ra lạm phát

     Câu 9 (0,25 điểm). Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ:

A.  các phiên giao dịch việc làm.

B.  các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.

C.  mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.

D.  thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

A.  Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.

B.  Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.

C.  Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

D.  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.

     Câu 11 (0,25 điểm). Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng gì?

A.  lạm phát vừa phải.

B.  lạm phát phi mã.

C.  siêu lạm phát.

D.  lạm phát nghiêm trọng.

     Câu 12 (0,25 điểm). Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?

A.  Hấp dẫn

B.  Ổn định

C.  Đúng thời điểm

D.  Lỗi thời

     Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng?

A.  Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết.

B.  Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.

C.  Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

D.  Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

     Câu 14 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa?

A.  Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị T vẫn vay tiền để mua sắm hàng hiệu.

B.  Nhằm tiết kiệm tiền, chị K đã mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sử dụng.

C.  Khi đi du lịch, anh B mua các đặc sản của địa phương đó về làm quà cho mọi người.

D.  Anh M mua ô tô để khoe với bạn bè dù nhu cầu sử dụng của bản thân không nhiều.

     Câu 15 (0,25 điểm). Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?

Thông tin.Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.

A.  Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

B.  Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.

C.  Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

D.  Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.

     Câu 16 (0,25 điểm). Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:

Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.

A.  Thất nghiệp tạm thời.

B.  Thất nghiệp cơ cấu.

C.  Thất nghiệp chu kì.

D.  Thất nghiệp tự nguyện.

     Câu 17 (0,25 điểm). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lạm phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011.

Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011.

A.  Lạm phát vừa phải.

B.  Lạm phát phi mã.

C.  Siêu lạm phát.

D.  Lạm phát nghiêm trọng.

     Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao người kinh doanh cần phải có năng lực học tập?

A.  Vì cần phải thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh

B.  Vì cần tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết

C.  Vì chủ kinh doanh cần phải biết nắm bắt các cơ hội chính xác và nhanh chóng

D.  Vì muốn kinh doanh tốt cần phải hiểu rõ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh

     Câu 19 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện cửa hàng V đang đổ nước thải chưa qua xử lí xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A.  Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B.  Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C.  Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ cửa hàng V vì thiếu ý thức.

D.  Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

     Câu 20 (0,25 điểm). Thói quen tiêu dùng của chị P trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Là người tiêu dùng thận trọng, chị P luôn cân nhắc trước khi mua hàng hoá. Với sự đa dạng về chủng loại, giá cả và mẫu mã sản phẩm trên thị trường, chị P đã biết lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí. Để tránh lãng phí, trước khi quyết định mua hàng, chị thường tìm hiểu thông tin về hàng hoá, sản phẩm mình cần (giá cả, tính năng, chất lượng và phản hồi từ người tiêu dùng khác),...

A.  Tính kế thừa.

B.  Tính giá trị.

C.  Tính thời đại.

D.  Tính hợp lí.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Em hiểu thế nào là lạm phát? Có những loại hình lạm phát nào?

b. Lạm phát gây ra những hậu quả gì?

     Câu 2 (2,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh.

b. Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống. Em và bạn A vào nhà hàng tự chọn. bạn A có thói quen lấy nhiều thức ăn nhưng không sử dụng hết. Điều này khiến nhân viên nhà hàng rất khó chịu

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
AABADDDA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
CBADDCCB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20    
BBAD    

      

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

  • a. Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát:
  • b. Hậu quả tiêu cực của lạm phát đối với kinh tế và xã hội:

Câu 2:

HS vận dụng kiến thức đã học, bày tỏ quan điểm với các nhận định:

Nhận định a. Không đồng tình

Vì: để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu được lợi nhuận và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

  • b. Nhận định b. Đồng tình

: trên thị trường luôn tồn tại nhiều cơ hội kinh doanh, tuy nhiên, các cơ hội này có những mức độ tác động khác nhau và không phải mọi cơ hội đều có tính khả thi, đem lại thành công cho chủ thể kinh doanh.

Câu 3: HS liên hệ bản thân, vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống và đưa ra lời khuyên:

Việc lấy nhiều thức ăn nhưng không sử dụng hết là thói quen tiêu dùng chưa hợp lí

Vì: hành động này khiến chúng ta tiêu tốn nhiều chi phí hơn, mặt khác cũng gây lãng phí thức ăn. Do đó, A nên thay đổi thói quen tiêu dùng này, chỉ nên lấy một lượng thức ăn vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác