Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, vai trò của việc làm và lời nói khiến người thân hài lòng là gì?
A. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
B. Nâng cao giá trị bản thân trong gia đình.
C. Được người thân trong gia đình tín nhiệm.
D. Được nhiều người ngưỡng mộ.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là gì?
A. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương.
B. Chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến để quảng bá vẻ đẹp quê hương, xứ sở đến bạn bè quốc tế.
C. Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp quê hương đến cộng đồng.
D. Đem lại tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của quê hương đến với công chúng, thu hút khách du lịch trong nước.
Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi lập kế hoạch tổ chức giới thiệu sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên?
A. Xác định mục tiêu, đối tượng hướng đến để giới thiệu.
B. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức.
C. Phân công nhiệm vụ của các thành viên.
D. Tổng kết thu hoạch sau khi giới thiệu.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu được coi là một loại hình thiên tai?
A. Gió.
B. Nắng.
C. Mưa.
D. Lốc sét
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tôn trọng được hiểu đơn giản chính là việc bạn đánh giá đúng mực, coi trọng phẩm chất, lợi ích và phẩm giá của người khác.
B. Tôn trọng được hiểu đơn giản chính là việc bạn coi trọng danh dự, lợi ích và phẩm chất của người khác.
C. Tôn trọng được hiểu đơn giản chính là việc bạn đánh giá công bằng, coi trọng danh dự, lợi ích và phẩm giá của người khác.
D. Tôn trọng được hiểu đơn giản chính là việc bạn đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, lợi ích và phẩm giá của người khác.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải việc làm khiến người thân hài lòng trong hoạt động chung của gia đình?
A. Tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
B. Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm.
C. Nhờ người thân hoàn thành công việc được giao.
D. Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết.
Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải thái độ con người cần phải có để có thể ứng phó với bão lũ?
A. Tỉnh táo, cẩn trọng, nhanh nhạy.
B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.
C. Bình tĩnh, không hoảng loạn.
D. Hoảng hốt, sợ hãi.
Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là cách thuyết phục thành viên trong gia đình?
A. Bày tỏ quan điểm của mình một cách chân thành.
B. Đưa ra các lí do hợp lí với hoàn cảnh.
C. Bộc lộ quan điểm rõ ràng, mạnh mẽ.
D. Chọn thời gian thích hợp để thuyết phục.
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một loại thiên tai?
A. Mưa
B. Áp thấp nhiệt đới.
C. Bão.
D. Ngập lụt
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?
A. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
B. Sử dụng các thiết bị gia dụng đúng với công suất ghi trên nhãn dán và không cần thiết tắt các thiết bị không cần thiết.
C. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
D. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.
Câu 11 (0,5 điểm). Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sinh sống. Em nên làm gì?
A. Quay phim, chụp ảnh khi bão đổ bộ.
B. Sử dụng các thiết bị di động có sóng Wifi.
C. Thực hiện chằng chống nhà cửa kiên cố.
D. Sử dụng ti vi khi có sấm sét.
Câu 12 (0,5 điểm). Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em sẽ làm gì để chi tiêu số tiền đó hợp lí?
A. Nhờ người thân khác đi mua đồ giúp em.
B. Lên danh sách bữa ăn và các đồ dùng, thực phẩm cần thiết để không vượt quá số tiền.
C. Mua các mặt hàng theo từng ngày cho đến khi hết số tiền đó.
D. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết thông tin có một trận động đất sắp xảy ra sau vài tiếng nữa.
- Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi có nguy cơ bị sạt lở cao. - Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi có nguy cơ bị sạt lở cao.
- Tình huống 3: Quê em đang trong mùa nước lũ, mực nước tại các sông suối dâng cao và chảy siết đem theo các cành cây từ đầu nguồn kéo về. Một số người dân đã ra bờ sông suối để thu lượm củi về đốt.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu tên một số loại hình thiên tai và nêu mục đích của việc truyền thông về phòng tránh thiên tai.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | D | D | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | C | A | B | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống:
- Tính huống 1:
+ Nhận diện tình huống có động đất xảy ra trong thời gian ngắn sắp tới.
+ Em sẽ nhanh chóng cùng gia đình làm theo các hướng dẫn của chính phủ để tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro.
+ Em có thể cùng người thân di dời đến nơi an toàn không có động đất, hoặc những nơi kiên cố như trường học, căn cứ quân sự,...
+ Em có thể trang bị cho mình một số dụng cụ như đèn pin, lương khô, đồ ăn nhanh.
+ Cùng gia đình cất và bảo quản những đồ vật, tài sản có giá trị hoặc mang theo đến nơi an toàn nếu có thể.
+ Thường xuyên nghe các bản tin về trận động đất để nắm bắt được tình hình nhằm phản ứng kịp thời.
+ Thực hiện các động tác cần làm nếu động đất đột ngột xảy ra như: chui xuống gầm bàn, gầm giường, tránh xa đèn, quạt trần,...
- Tình huống 2:
+ Em cần thông báo ngay cho người thân về tình trạng nguy hiểm.
+ Em có thể nhờ một số người dân ở vùng an toàn cho gia đình mình tránh trú tạm.
+ Làm biển thông báo nguy hiểm để cảnh báo người dân tránh xa khu vực nhà em.
+ Em có thể liên hệ với cơ quan chức năng để nhận được sự giúp đỡ.
- Tình huống 3:
+ Em cần nhận diện tình huống có thể xảy ra nguy hiểm tính mạng khi người dân đi vớt cành cây.
+ Em có thể tuyên truyền, thông báo với mọi người mức độ nguy hiểm của hành vi đó.
+ Em có thể lập tức báo cáo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để trường hợp xấu xảy ra.
+ Em có thể làm dấu hiệu cảnh báo để cảnh báo người dân khi có ý định đi nhặt củi trên sông suối.
Câu 2:
- Tên một số loại hình thiên tai và cách sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương:
+ Áp thấp nhiệt đới, dông, lốc sét.
+ Bão, lũ, ngập lụt.
+ Sạt lở đất đá.
+ Xâm nhập mặn, hạn hán.
- Mục đích của việc truyền thông về phòng tránh thiên tai:
+ Giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai.
+ Chủ động ứng phó với thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, đề thi [..]
Bình luận