Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 CD: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 giữa kì 1 công nghệ 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Đặc điểm của nghề trồng trọt là
A. Cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.
B. Tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau.
C. Đưa ra dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ.
D. Đưa ra hướng dẫn kĩ thuật giúp người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò của trồng trọt là cung cấp lương thực, thực phẩm?
Câu 3. Có mấy cách phân loại cây trồng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Theo mục đích sử dụng, người ta phân cây trồng thành mấy nhóm?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực vì
A. Có điều kiện tự nhiên đa dạng.
B. Áp dụng các phương thức tiên tiến.
C. Sử dụng công nghệ cao.
D. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi.
Câu 6. Đâu không phải là phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến?
A. Nông nghiệp công nghệ cao. B. Nông nghiệp hữu cơ.
C. Nông nghiệp an toàn. D. Nông nghiệp tự cấp tự túc.
Câu 7. Trồng trọt công nghệ cao yêu cầu người quản lí và người sản xuất phải có yếu tố nào?
A. Có kiễn thức, trình độ chuyên môn giỏi.
B. Có khả năng lai tạo giống cây trồng kháng bệnh.
C. Có thể dự đoán được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản phầm trồng trọt.
D. Yêu thích trồng cây.
Câu 8. Đâu không phải ngành nghề trong trồng trọt?
A. Nghề chọn tạo giống cây trồng. B. Nghề trồng trọt.
C. Nghề bảo vệ thực vật. D. Nghề bảo vệ hạt giống.
Câu 9. Mục đích của biện pháp làm đất là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 10. Bón phân cho cây ngô (bắp) thường sử dụng hình thức bón nào?
A. Bón theo hốc. B. Bón theo hàng.
C. Bón vãi. D. Phun lên lá.
Câu 11. Đâu là thời gian của vụ xuân hè?
A. Tháng 6 – tháng 11. B. Tháng 6 – tháng 9.
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau. D. Tháng 2 – tháng 5.
Câu 12. Đâu không phải cách tiến hành thu hoạch cây trồng đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản?
A. Thu hoạch lúc đúng độ chín.
B. Nhanh gọn.
C. Cẩn thận.
D. Thu hoạch ngay sau cơn mưa.
Câu 13. Các loại cây trồng như lúa, hoa, súp lơ được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái . B. Cắt. C. Đào. D. Nhổ.
Câu 14. Mô tả nào là đúng về phuong pháp tưới thấm?
A. Từ vòi phun nước tỏa thành hạt nhỏ như mưa.
B. Nước tưới chảy tràn mặt đất.
C. Nước tưới qua các lỗ nhỏ thấm vào gốc cây.
D. Nước được dẫn vào rãnh và thấm dần vào luống.
Câu 15. Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp canh tác?
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...
Câu 16. Phương thức gieo trồng bằng hạt có thể áp dụng với nhóm cây nào?
A. Lúa, ngô, rau,... B. Khoai tây, mía, sắn,...
C. Bưởi, nhãn, cà phê, chè,... D. Tất cả các nhóm cây trồng.
Câu 17. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?
A. Cây ăn quả. B. Cây ngũ cốc.
C. Cây họ đậu. D. Cây họ cải.
Câu 18. Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống nuôi cấy mô?
A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 19. Thứ tự các bước của quy trình giâm cành là
A. Xử lí cành giâm → Cắt cành → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.
B. Cắt cành → Xử lí cành giâm → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.
C. Cắt cành → Cắm cành → Xử lí cành giâm→ Chăm sóc cành giâm.
D. Xử lí cành giâm → Cắm cành → Cắt cành → Chăm sóc cành giâm.
Câu 20. Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành không có ưu điểm gì so với cây được nhân giống từ hạt?
A. Nhân nhanh giống cây trồng.
B. Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.
C. Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm sớm ra hoa.
D. Có thể chống lại tất cả các loại sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
Câu 21. Đặc điểm của các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?
A. Cây có khả năng ra quả nhanh.
B. Cây có khả năng ra hoa nhanh.
C. Cây có khả năng ra rễ phụ nhanh.
D. Cây dễ trồng, mau lớn.
Câu 22. Tiêu chuẩn chọn cành giâm là
A. Cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. Cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. Cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. Cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
Câu 23. Đâu là phương pháp nhân giống cây trồng?
A. Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
B. Nhân giống đơn tính.
C. Xen canh.
D. Thủy canh.
Câu 24. Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
A. Cây mía, cây cam, cây ổi.
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót.
C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu.
D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Việt Nam có những triển vọng nào trong trồng trọt?
Câu 2 (2 điểm). Hãy cho biết thời gian và mục đích của việc bón lót.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – CÁNH DIỀU
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | B | D | A | D | A | D | C | A | D | D |
Câu | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | B | D | C | A | A | D | B | D | C | C | A | B |
II. Tự luận
Câu 1.
- Trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam và có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
+ Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,…) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Câu 2.
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 Cánh diều Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 CD, đề thi công nghệ 7 giữa kì 1 Cánh diều Đề tham khảo số 4
Bình luận