Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 KNTT: Đề tham khảo số 6

Đề tham khảo số 6 cuối kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….…..  Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

….

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

                                         (Trích bài thơ Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

Câu 5 (1.5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi người.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

Tech12h

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………….

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ….....

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) 

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

- Biện pháp tu từ: 

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.

- Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.  

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

Câu 3

Thông điệp:

- Quê hương có vai trò, ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc đời mỗi người

- Cần bồi dưỡng tình yêu quê hương.

….

1,0 điểm

Câu 4

Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của mỗi người

- Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 8 – 10 câu.

+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

+ Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

 

 

0,5 điểm

- Nội dung: sau đây là một số gợi ý

Tình yêu quê hương là:

  • Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người. quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người.

  • Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.

+ Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.

+ Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương.

+ Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

1,0 điểm

 

B. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Hình thức

Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

1,5 điểm

Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

Nội dung

A. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi người.

0,75 điểm

B. THÂN BÀI

- Giải thích

Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

- Phân tích

+ Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này, chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện, mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người.

+ Mỗi quê hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành, mang theo nét đặc trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa độc đáo của văn hóa từng vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc.

+ Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về vai trò to lớn của quê hương đối với cuộc sống con người.

d. Phản đề

Vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại có những người tuy có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,…

3,0 điểm

C. KẾT BÀI

- Khái quát lại vấn đề nghị luận.

- Rút ra bài học nhận thức, bài học hành động và liên hệ bản thân.

0,75 điểm

TRƯỜNG THCS …......

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

3

3,0

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1,0

Làm văn

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

 

1

 

2

 

1

 

1

 

5

10,0

Điểm số

 

0,5

 

2,0

 

1,5

 

6,0

 

10

10,0

Tổng số điểm

0,5 điểm

5 %

2,0 điểm

20 %

1,5 điểm

15 %

6,0 điểm

60 %

10 điểm

100 %

10 điểm

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối Đề tham khảo số 6, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 KNTT, đề thi Ngữ văn 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác