Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 cuối kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….….. Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay vẽ một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng,…
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo http://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau: Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.
Câu 4 (1,5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất.
B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một lễ hội ở quê hương em.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ….....
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. | 0,5 điểm |
Câu 2 | Những bài học có thể rút ra từ những lần vấp ngã: – Bài học về kinh nghiệm sống. – Bài học về ý chí, nghị lực vươn lên. – Bài học về giá trị đáng quý của cuộc sống. | 1,0 điểm |
Câu 3 | HS chỉ cần chỉ ra và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của một trong những biện pháp tu từ sau: - Biện pháp tu từ: HS chỉ cần chỉ ra 1 trong 2 biện pháp tu từ + Điệp cấu trúc ngữ pháp (Đừng để khi…, mà…). + Đối lập (tia nắng… đã lên >< giọt lệ… rơi). - Tác dụng: + Biện pháp điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối; nhấn mạnh, khuyến khích mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh… + Biện pháp đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 4 | Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. - Hình thức: + Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 8 – 10 câu. + Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. |
0,5 điểm |
- Nội dung: sau đây là một số gợi ý + Giải thích: Thế nào là chiến thắng và chiến thắng bản thân mình? + Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng. + Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn: + Nêu bài học: Đấu tranh với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để con người hoàn thiện nhân cách. | 1,0 điểm
|
B. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Hình thức | Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. | 1,5 điểm |
Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. | ||
Nội dung | A. MỞ BÀI Giới thiệu chung về lễ hội ở quê hương em. | 0,75 điểm |
B. THÂN BÀI Giới thiệu cụ thể về lễ hội của quê hương em: - Nguồn gốc, lịch sử lễ hội. - Thời gian diễn ra lễ hội - Quy trình tổ chức lễ hội: chia ra làm mấy giai đoạn, trong từng giai đoạn có những hoạt động gì? - Ý nghĩa của lễ hội. | 3,0 điểm | |
C. KẾT BÀI - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về lễ hội đó. - Bài học rút ra trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. | 0,75 điểm |
TRƯỜNG THCS …......
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu |
| 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 | 3,0 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 | 1,0 |
Làm văn |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| 1 | 6,0 |
Tổng số câu TN/TL |
| 1 |
| 2 |
| 1 |
| 1 |
| 5 | 10,0 |
Điểm số |
| 0,5 |
| 2,0 |
| 1,5 |
| 6,0 |
| 10 | 10,0 |
Tổng số điểm | 0,5 điểm 5 % | 2,0 điểm 20 % | 1,5 điểm 15 % | 6,0 điểm 60 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 KNTT, đề thi Ngữ văn 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Bình luận