Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 CTST: Đề tham khảo số 1
Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 Hóa học 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học 6 - Chân trời sáng tạo
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT: .……… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vì sao ban đêm chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng?
A. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Trái Đất
B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời
C. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
D. Mặt Trăng là một ngôi sao
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Mặt Trăng?
A. Hình dạng nhìn thấy được của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.
B. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất
C. Mặt Trăng không phát sáng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Chu kì của Tuần Trăng là bao nhiêu ngày?
A. 29,5 ngày
B. 29 ngày
C. 28,5 ngày
D. 30 ngày
Câu 4. Mặt Trăng có hình dạng nào?
A. Trăng tròn
B. Trăng lưỡi liềm
C. Trăng bán nguyệt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Các vật thể quay quanh Mặt Trời được gọi là gì?
A. Vệ tinh
B. Hành tinh
C. Ngôi sao
D. Thiên thạch
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Mặt Trời?
A. Mặt Trời là một ngôi sao
B. Mặt Trời tự phát ra ánh sáng
C. Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất mỗi ngày một vòng
D. Mặt Trời được bao quanh bởi một nhóm các thiên thể nhỏ hơn
Câu 7. Chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Hỏa tinh là
A. 365 ngày
B. 686 ngày
C. 87,96 ngày
D. 224,68 ngày
Câu 8. Hành tinh nào gần Trái Đất nhất?
A. Kim tinh
B. Hỏa tinh
C. Thủy tinh
D. Mộc tinh
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Dưới đây là tên của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời:
Mộc tinh Hỏa tinh Thiên Vương tinh Thổ tinh
Hải Vương tinh Thủy tinh Trái Đất Kim tinh
a) Hãy sắp xếp thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa
b) Càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời lớn hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Câu 2. (2,5 điểm)
a) Một bạn học sinh nói: “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?
b) Giải thích vì sao ta có thể nhìn thấy hình dạng trăng tròn? Em hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vào ngày trăng tròn.
Câu 3. (1,5 điểm)
Trình bày hiểu biết của em về Ngân Hà. Theo em, Ngân Hà có thể được nhìn thấy rõ nhất trong điều kiện nào?
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
|
%
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN HÓA HỌC - LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | B | D | A | D | B | C | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a) Thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa: Thủy tinh → Kim tinh → Trái Đất → Hỏa tinh → Mộc tinh → Thổ tinh → Thiên Vương tinh → Hải Vương tinh. b) Các hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời lớn hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là: Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. | 1,0
1,0
|
Câu 2 (2,5 điểm) | a) Bạn học sinh đó trả lời chưa đúng, vì ban ngày vẫn có Mặt Trăng. - Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu xuống Trái Đất. - Do ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất nên ta thấy rõ Mặt Trăng vào ban đêm hơn khi thấy nó vào ban ngày. b) - Giải thích: Khi Mặt Trăng ở khác phía Mặt Trời so với Trái Đất, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất → thấy được Mặt Trăng tròn. - Vẽ sơ đồ: | 0,25
0,5
0,5
0,75
0,75
|
Câu 3 (1,5 điểm) | - Ngân Hà là hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa chứa vài trăm tỉ ngôi sao, trong đó có Mặt Trời. - Từ Trái Đất, chúng ta có thể nhìn thấy Ngân Hà trên vòm trời như một dải sáng màu bạc trải ra trên bầu trời đêm. - Ngân Hà được thấy rõ nhất vào các đêm trời quang mây, xa chốn đô thị và các nguồn ô nhiễm ánh sáng. | 0,5
0,5
0,5
|
Lưu ý : …………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
Số câu : 5 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% | -Nhận biết phát biểu đúng về Mặt Trăng - Chu kì của tuần trăng - Hình dạng của Mặt Trăng
|
| -Lí do ban đêm chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng |
|
| Nhận định tính đúng sai về một phát biểu khi nói về Mặt Trăng và Mặt Trời, giải thích. |
| Giải thích hiện tượng Trăng tròn và vẽ sơ đồ |
Số câu:3 Sốđiểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:0,5 Sốđiểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:0,5 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% | |
Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
Số câu : 6 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% | -Tên gọi của các vật thể quay quanh Mặt Trời - Nhận biết phát biểu không đúng về Mặt Trời - Chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Hỏa tinh - Hành tinh gần Trái Đất nhất
|
|
| -Sắp xếp các hành tinh trong hệ Mặt Trời kể từ Mặt Trời ra xa, chỉ ra các hành tinh có chu kì quay xung quanh Mặt Trời lớn hơn chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Trình bày hiểu biết về Ngân Hà |
| Nêu điều kiện môi trường để có thể nhìn thấy Ngân Hà rõ nhất |
| |
Số câu: 4 Sốđiểm: 2,0 Tỉ lệ:20 % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu:1,5 Sốđiểm:3,0 Tỉ lệ:30% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:0,5 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | |
Tổng Số câu: 11 Tổng Sốđiểm:10 Tỉ lệ: 100%
| 7 câu 3,5 điểm 35% | 2,5 câu 3,5 điểm 35% | 1 câu 1,75 điểm 17,5% | 0,5 câu 1,25 điểm 12,5 % |
Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 CTST, đề thi Hóa học 6 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận