Đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ Diesel 4 kì?

  • A. Bugi.
  • B. Pít tông.
  • C. Trục khuỷu.
  • D. Vòi phun.

Câu 2: (NB) Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Xilanh của động cơ luôn chế tạo rời thân xilanh.
  • B. Xilanh của động cơ luôn chế tạo liền thân xilanh.
  • C. Xilanh của động cơ có thể chế tạo rời hoặc đúc liền thân xilanh.
  • D. Xilanh của động cơ đặt ở cacte.

Câu 3: (NB) Quá trình chuyển hóa năng lượng trong động cơ đốt trong là?

  • A. Nhiệt năng → Điện năng → Cơ năng.
  • B. Nhiệt năng → Hóa năng → Cơ năng.
  • C. Hóa năng → Nhiệt năng → Cơ năng.
  • D. Hóa năng → Cơ năng → Nhiệt năng.

Câu 4 (NB): Loại máy cơ khí động lực trong đó máy công tác là cánh quạt hoặc cánh bằng kết hợp với cánh quạt để hoạt động trên không là

  • A. ô tô.
  • B. xe chuyên dụng.
  • C. tàu thủy.
  • D. máy bay.

Câu 5 (NB) Lốp thường được đảo cho nhau sau hành trình khoảng bao nhiêu?

  • A. 1 000 km.
  • B. 5 000 km.
  • C. 10 000 km.
  • D. 15 000 km.

Câu 6 (NB): Đĩa ép thuộc bộ phận nào của hệ thống truyền lực?

  • A. Li hợp.
  • B. Hộp số.
  • C. Truyền lực chính.
  • D. Truyền lực các đăng.

Câu 7 (NB): Hệ thống phanh thuộc phần nào của ô tô?

  • A. Phần động cơ.
  • B. Phần gầm.
  • C. Phần điện - điện tử.
  • D. Phần thân vỏ.

Câu 8 (NB): Khi xe di chuyển, bánh nào quay trước?

  • A. Bánh trước.
  • B. Bánh sau.
  • C. Cả 2 bánh xe cùng quay.
  • D. Bánh trước và sau bên phải.

Câu 9 (NB): Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực là?

  • A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 10 (NB): Động cơ xăng cần hệ thống đánh lửa vì

  • A. hòa khí có nhiệt độ rất cao.
  • B. hòa khí chưa đủ nóng để tự bốc cháy.
  • C. hòa khí có nhiệt độ thấp.
  • D. hòa khí có áp suất cao.

Câu 11 (NB): Máy công tác nào chỉ là một bộ phận công tác?

  • A. Chân vịt tàu thủy.
  • B. Máy xay xát.
  • C. Máy bơm nước.
  • D. Máy phát điện.

Câu 12 (NB): Bộ phận nào của động cơ đốt trong có chức năng đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để nạp khí mới vào xi lanh và thải khí đã cháy ra ngoài?

  • A. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.
  • B. Cơ cấu phân phối khí.
  • C. Hệ thống nhiên liệu.
  • D. Hệ thống bôi trơn.

Câu 13 (NB): Ô tô buýt thuộc nhóm nào?

  • A. Nhóm ô tô chở người.
  • B. Nhóm ô tô chở hàng hóa.
  • C. Nhóm ô tô chuyên dụng.
  • D.  Nhóm ô tô chở đồ đặc biệt.

Câu 14 (NB): Động cơ đốt trong có cơ cấu chính nào sau đây?

  • A. Cơ cấu khởi động.
  • B. Cơ cấu phân phối khí.
  • C. Cơ cấu làm mát.
  • D. Cơ cấu bôi trơn.

Câu 15 (NB): Vành lái trên ô tô ở nước ta được bố trí

  • A. Bên trái.
  • B. Bên phải.
  • C. Ở giữa.
  • D. Ở cả 2 bên trái và phải.

Câu 16 (NB): Công việc thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?

  • A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất.
  • B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất.
  • C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất.
  • D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.

Câu 17 (TH): Ở động cơ xăng có thêm hệ thống nào?

  • A. Hệ thống nhiên liệu.
  • B. Hệ thống khởi động.
  • C. Hệ thống đánh lửa.
  • D. Hệ thống làm mát.

Câu 18 (TH): Kiểm tra các mối ghép chuẩn đoán kĩ thuật của các chi tiết, tổng thành và toàn bộ ô tô là công việc bảo dưỡng cơ bản nào?

  • A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết.
  • B. Công việc điều chỉnh và xiết chặt.
  • C. Công việc bôi trơn và làm mát.
  • D. Công việc bảo dưỡng mặt ngoài.

Câu 19 (TH): Người làm nghề nào phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán để phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được các phương án khắc phục là?

  • A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực.
  • B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực.
  • C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực.
  • D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.

Câu 20 (TH):  Chọn phát biểu sai: Hành trình pít tông là?

  • A. Là quãng đường mà pít tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
  • B. Là quãng đường mà pít tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên.
  • C. Là quãng đường mà pít tông đi được trong một chu trình.
  • D. Là quãng đường mà pít tông đi được giữa hai điểm chết.

Câu 21 (TH): Vì sao động cơ đốt trong còn được gọi là động cơ nhiệt?

  • A. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng sẽ biến đổi thành công cơ học.
  • B. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, hóa năng sẽ biến đổi thành công cơ học.
  • C. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, cơ năng sẽ biến đổi thành công cơ học.
  • D. Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu, cơ năng sẽ biến đổi thành nhiệt năng.

Câu 22 (TH): Tại sao đầu to thanh truyền thường được chia làm 2 nửa?

  • A. Để lắp ghép với chốt pít tông được dễ dàng.
  • B. Để lắp ghép với bu lông được dễ dàng.
  • C. Để lắp ghép với trục khuỷu được dễ dàng.
  • D. Để lắp ghép với đai ốc được dễ dàng.

Câu 23 (TH): Cho các phát biểu sau:

(1) Khi động cơ không làm việc được, ta cần kiểm tra bugi trước tiên vì hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí tại bugi giúp khởi động động cơ nên nếu bugi hỏng thì động cơ không thể làm việc.

(2) Hệ thống khởi động bằng khí nén thường sử dụng cho động cơ Diesel tàu thủy, máy phát điện cỡ lớn, ...

(3) Hệ thống khởi động có nhiệm vụ dẫn động trục khuỷu động cơ quay đến số vòng quay bất kì để động cơ có thể tự làm việc.

(4) Hệ thống khởi động bằng động cơ điện có nhiều ưu điểm như khởi động nhanh, chắc chắn, kích thước nhỏ gọn nên được dùng phổ biến ở ô tô, xe máy.

Số phát biểu sai là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 24 (TH): Cho các phát biểu sau:

1. Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.’

2. Ô tô có thể làm việc trong nhiều điều kiện vận chuyển khác nhau như đồng bằng, miền núi, hải cảng, nhà ga, sân bay, ...

3. Phần điện - điện tử có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng nhiệt năng, điện năng, ... thành cơ năng giúp ô tô chuyển động và dẫn động các hệ thống khác.

4. Phần thân vỏ có nhiệm vụ tạo khoang kín để thực hiện bảo vệ hành khách, hàng hóa khỏi ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25 (TH): Trong khi lái xe để kịp thời phát hiện những tiếng kêu bất thường của ô tô và có những xử lí phù hợp, người lái xe cần

  • A. tuân thủ các quy định về lái xe theo hiện hành.
  • B. luôn chú ý các âm thanh phát ra từ động cơ, hệ thống chuyển động và thân xe.
  • C. theo dõi chủ báo của các đồng hồ, đèn tín hiệu.
  • D. điều khiển xe với vận tốc quy định.

Câu 26 (TH): Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô?

  • A. Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với bánh răng của trục sơ cấp.
  • B. Bánh răng truyền mômen xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau.
  • C. Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ.
  • D. Trục thứ cấp dùng truyền công suất từ hộp số đến trục các đăng.

Câu 27 (TH): Câu nào sau đây nói không đúng về yêu cầu của hệ thống lái?

  • A. Đảm bảo phân phối mômen hợp lý cho bánh xe hai bên.
  • B. Đảm bảo điều khiển chính xác, lực và hành trình điều khiển tỷ lệ với mức độ quay vòng của ô tô và nằm trong giới hạn cho phép.
  • C. Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng có khả năng tự ổn định cao.
  • D. Bánh xe dẫn hướng phải có động học đúng yêu cầu của hệ thống lái và hệ thống treo.

Câu 28 (TH):  Bộ phận của ô tô tiếp xúc với mặt đường để đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và tiếp nhận các phản lực của mặt đường tác dụng lên xe, giúp cho xe chuyển động được an toàn?

  • A. Gương xe.
  • B. Thân xe.
  • C. Bánh xe.
  • D. Hệ thống treo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Cho biết các ô tô sau: tô con, ô tô khách, ô tô cứu hỏa, ô tô trộn bê tông, ô tô tải thùng cố định, ô tô cứu thương Hãy phân loại ô tô theo nhóm.

Câu 2: (VDC) Ở động cơ xăng 2 kì sử dụng cacte nén khí, giai đoạn nào làm thất thoát nhiên liệu ra đường thải? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

1. A2. C3. C4. D5. C6. A7. B
8. B9. D10. B11. A12. C13. A14. B
15. A16. A17. C18. A19. D20. C21. A
22. C23. A24. C25. B26. A27. A28. C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

- Nhóm ô tô chở người: 

+ Ô tô con 

+ Ô tô khách 

- Nhóm ô tô chở hàng: 

+ Ô tô tải thùng cố định 

+ Ô tô trộn bê tông 

- Nhóm ô tô chuyên dụng:

+ Ô tô cứu hỏa 

+ Ô tô cứu thương 

Câu 2:

Ở động cơ xăng 2 kì sử dụng cacte nén khí, giai đoạn lọt khí làm thất thoát nhiên liệu ra đường thải. Vì hòa khí được đưa vào xilanh nhưng cửa thải chưa đóng.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác