Đề thi cuối kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Phương pháp rèn thường sử dụng

  • A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
  • B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao
  • C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp
  • D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 2: (NB)  Gang thường gồm?

  • A. gang cứng, gang giòn, gang dẻo
  • B. gang xám, gang cứng, gang dẻo
  • C. gang xám, gang trắng, gang dẻo
  • D. gang đen, gang trắng, gang cứng

Câu 3: (NB) Khi sản xuất mà số lượng sản phẩm hàng năm ít, sản phẩm không ổn định thì người ta gọi là dạng sản xuất:

  • A. Đơn chiếc
  • B. Hàng loạt
  • C. Hàng khối
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 4 (NB): Đặc điểm của phương pháp rèn khuôn là

  • A. Cho phép kim loại biến dạng tự do theo các hướng khác nhau
  • B. Kim loại biến dạng hạn chế trong lòng khuôn
  • C. Thiết bị gia công đơn giản
  • D. Có tính linh hoạt cao

Câu 5 (NB) Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ sư cơ học
  • C. Thợ gia công cơ khí
  • D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 6 (NB):  Phương pháp gia công có phoi là

  • A. Hàn
  • B. Cán
  • C. Khoan
  • D. Kéo

Câu 7 (NB): Thép có hàm lượng carbon là

  • A. < 2,14%
  • B. ≤ 2,14%
  • C. > 2,14 %
  • D. ≥ 2,14%

Câu 8 (NB): Đâu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cơ khí?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ
  • B. Sản xuất phôi
  • C. Chế tạo cơ khí
  • D. Đóng gói và bảo quản

Câu 9 (NB): Quan sát trình tự gia công chi tiết bạc lót ở hình sau và cho biết loại máy gia công phù hợp?

 Quan sát trình tự gia công chi tiết bạc lót ở hình sau và cho biết loại máy gia công phù hợp?

  • A. Máy phay
  • B. Máy khoan
  • C. Máy tiện
  • D. Máy bào

Câu 10 (NB): Đâu là sản phẩm được làm vật liệu vô cơ?

  • A. Đá mài
  • B. Lốp xe
  • C. Mũ bảo hộ
  • D. Cầu trượt nước

Câu 11 (NB): Dây chuyền sản xuất tự động là gì?

  • A. Thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá tình sản xuất.
  • B. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
  • C. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, công nghệ số và sinh học để tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới
  • D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, ...

Câu 12 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tính dẫn nhiệt của thép tốt hơn hợp kim đồng
  • B. Tính dẫn điện của thép tốt hơn hợp kim đồng
  • C. Vật liệu phi kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
  • D. Vật liệu mới có tính năng vượt trội về tính dẫn nhiệt, dẫn điện

Câu 13 (NB):  Đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục?

  • A. Mô hình nhà máy thông minh
  • B. Kết nối vạn vật trong sản xuất
  • C. Kho chứa hàng thông minh
  • D. Phân tích dữ liệu trong sản xuất

Câu 14 (NB): Robot thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có mấy khâu?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15 (NB): Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?

  • A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí
  • B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)
  • C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
  • D. Chất thải rắn (mảnh vụ kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)

Câu 16 (NB): Thành tựu nào cho phép con người kiểm soát từ xa, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn

  • A. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật
  • B. Công nghệ in 3D
  • C. Công nghệ nano và vật liệu mới
  • D. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển

Câu 17 (TH): Điểm giống nhau giữa vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ là gì?

  • A. Tính dẫn nhiệt và dẫn điện kém
  • B. Không biến dạng dẻo, cứng, giòn
  • C. Dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp
  • D. Độ bền hóa học kém

Câu 18 (TH): Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là?

1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình

2. Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn

3. Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người

4. Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp

5. Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạo

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19 (TH):  Robot được trang bị bàn tay kẹp khi nào?

  • A. Vận chuyển
  • B. Gia công và xử lí bề mặt
  • C. Lắp ráp
  • D. Kiểm tra

Câu 20 (TH):  Quá trình tạo ra sản phẩm đúc trong khuôn cát gồm các bước theo thứ tự:

  • A. Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn
  • B. Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc
  • C. Làm khuôn cát → Làm mẫu → Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc
  • D. Làm mẫu → Làm khuôn cát → Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc

Câu 21 (TH): Để đảm bảo thời gian gia công và đảm bảo đủ lượng dư gia công thì phôi được lựa chọn có kích thước

  • A. Ø50 x 60 mm
  • B. Ø54 x 62 mm
  • C. Ø60 x 70 mm
  • D. Ø48 x 62 mm

Câu 22 (TH): Cho các phát biểu sau:

1. Sản xuất cơ khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đời sống con người.

2. Sản xuất cơ khí gồm các bước chính: Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.

3. Các phương pháp chế tạo phôi kim loại thường dùng là đúc và gia công áp lực (rèn, dập, cán, ...).

4. Hai khâu quan trọng nhất của chế tạo cơ khí là lắp ráp và kiểm tra hoàn thiện.

5. Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được khâu lắp ráp.

Số phát biểu sai là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23 (TH): Vật liệu khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, không có khả năng tái chế là

  • A. Gang
  • B. Gốm oxit
  • C. Nhựa nhiệt rắn
  • D. Cao su

Câu 24 (TH): Vì sao sử dụng công nghệ in 3D giúp giảm chi phí sản xuất?

  • A. Do các bộ phận sản xuất có thể giao tiếp trực truyến
  • B. Do dây chuyền sản xuất bỏ qua các khâu trung gian
  • C. Do có sự phân tích dữ liệu để thúc đẩy tự động hóa
  • D. Do có thể kiểm soát từ xa giúp tương tác nhanh và chính xác hơn

Câu 25 (TH): Sắp xếp các công việc sau sao cho phù hợp với bước chuẩn bị chế tạo trong quy trình chế tạo cơ khí.

1. Chuẩn bị trang thiết bị   

2. Lập quy trình công nghệ  

3. Nghiên cứu bản vẽ   

4. Chuẩn bị phôi           

  • A. 1 - 2 - 3 - 4
  • B. 1 - 3 - 2 - 4
  • C. 3 - 2 - 1 - 4
  • D. 2 - 4 - 1 - 3

Câu 26 (TH): Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí: Điện giật khi chạm vào phần kim loại của máy là?

  • A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
  • B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
  • C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
  • D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo

Câu 27 (TH): Cho các phát biểu sau

1. Phương pháp gia công cơ khí là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.

2. Nhờ có gia công cơ khí mà các vật liệu đã trở thành vật dụng, máy móc, công cụ, ... đem lại nhiều tiện ích trong sản xuất và đời sống.

3. Quá trình vận chuyển, kiểm đếm sản phẩm là các quá trình gia công cơ khí.

4. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.

5. Gia công cắt gọt thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 28 (TH):  Vì sao chi tiết ổ trượt được làm từ đồng thanh?

  • A. Ổ trượt đòi hỏi độ bền cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này
  • B. Ổ trượt đòi hỏi độ dẻo mà đồng thanh đáp ứng được điều này
  • C. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chịu áp lực tốt mà đồng thanh đáp ứng được điều này
  • D. Ổ trượt đòi hỏi khả năng chống mài mòn ma sát cao mà đồng thanh đáp ứng được điều này

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Phương pháp tiện là gì? Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp tiện. Nêu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp tiện trong sản xuất.

Câu 2: (VDC) Theo em, tại sao phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí? Nêu các biện pháp chính để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1. B2. C3. A4. B5. B6. C7. B
8. C9. C10. A11.  B12.  B13.  A14.  B
15.  C16.  D17.  A18.  B19.  A20.  D21.  B
22.  A23.  C24.  B25.  C26.  B27.  B28.  D

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt bằng cách phối hợp chuyển động quay tròn của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt 

- Ưu điểm: Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính tác gia công cao 

- Nhược điểm: Quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,... 

- Một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp tiện: trục vít, trục bậc, bạc lót,... 

Câu 2:

Phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí vì an toàn lao động trong sản xuất cơ khí nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ của con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Công nghệ cơ khí 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác