Dễ hiểu giải Tự nhiên xã hội 3 Chân trời bài 26: Bốn phương trong không gian

Giải dễ hiểu bài 26: Bốn phương trong không gian. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tự nhiên xã hội 3 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. BỐN PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN

Câu 1: Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

Em còn biết những phương nào khác?

Giải nhanh:

Mặt Trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây.

Em còn biết phương nam và phương bắc.

Câu 2: Quan sát tư thế đứng của bạn Hòa vào buổi sáng, buổi chiều và cho biết:

Tay phải của Hòa chỉ về phương nào? Tay trái của Hòa chỉ về phương nào?

Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hòa.

BÀI 26. BỐN PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN

Nêu cách xác định bốn phương chính dựa vào phương Mặt Trời mọc và lặn.

Giải nhanh:

Cách xác định bốn phương: đứng thẳng, hai tay dang ngang, tay phải hướng về phía Mặt Trời mọc:

Tay phải của Hòa chỉ về phương đông. Tay trái của Hòa chỉ về phương tây.

Phương nam nằm ở sau lưng của Hòa và phương bắc nằm ở trước mặt của Hòa.

Câu 3: La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn.

La bàn dùng để làm gì?

Giải nhanh:

Các bộ phận của la bàn: mặt la bàn, các chữ biểu thị cho bốn phương, kim la bàn. 

Ý nghĩa các chữ cái:

  • N là phương bắc.
  • S là phương nam.
  • E là phương đông.
  • W là phương tây.

La bàn dùng để xác định phương hướng trong không gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác