Dễ hiểu giải HĐTN 9 Kết nối chủ đề 6: Em với cộng đồng

Giải dễ hiểu chủ đề 6: Em với cộng đồng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về mạng lưới quan hệ cộng đồng

  1. Chỉ ra mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Chuẩn bị chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội Phụ nữ kết hợp với Đoàn Thanh niên của xã tổ chức chương trình “Vẻ đẹp tháng 3”. Chiều tối hàng ngày, Vân Anh cùng bạn và các cô, các bác trong xóm ra sân nhà văn hóa cùng nhau luyện tập.

Giải nhanh:

+ Tên tổ chức, cá nhân tham gia trong mạng lưới quan hệ cộng đồng: Hội Phụ nữ kết hợp với Đoàn Thanh niên của xã.

+ Sự tham gia đóng góp của tổ chức, cá nhân đó trong hoạt động cộng đồng: Vân Anh cùng bạn, các cô, các bác trong xóm.

+ Cách thức hoạt động của mạng lưới quan hệ cộng đồng đó: tham gia luyện tập văn nghệ để tổ chức chương trình “Vẻ đẹp tháng 3” nhân dịp chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Tình huống 2: Hương là lớp trưởng lớp 9C. Bạn đã lập ra một nhóm thiện nguyện để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Đây là hoạt động có ý nghĩa nên đã thu hút được nhiều bạn trong lớp cùng tham gia. Các bạn trong nhóm thiện nguyện rất nhiệt tình đã quyên góp và vận động người thân, cộng đồng cùng tham gia. 

Giải nhanh:

+ Tên tổ chức, cá nhân tham gia trong mạng lưới quan hệ cộng đồng: Hương – lớp trưởng lớp 9C và nhóm thiện nguyện giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.

+ Sự tham gia đóng góp của tổ chức, cá nhân đó trong hoạt động cộng đồng: nhiều bạn trong lớp 9C cùng tham gia.

+ Cách thức hoạt động của mạng lưới quan hệ cộng đồng đó: quyên góp và vận động người thân, cộng đồng cùng tham gia.

  1. Thảo luận về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. 

Giải nhanh:

+ Xây dựng hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng (việc thiện nguyện, tổ chức lễ kỉ niệm, các chương trình đóng góp cộng đồng,…)

+ Xác định cá nhân và tổ chức tham gia, vai trò của họ trong mạng lưới (tại trường học, tại địa phương,…)

+ Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.

+ Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG 2: Đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

Thảo luận đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Trường Trung học cơ sở Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó. 

Giải nhanh:

+ Hoạt động: Nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân ở bệnh viện huyện.

+ Mục đích: giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

+ Xác định cá nhân và tổ chức tham gia, vai trò của họ trong mạng lưới: Thư sẽ nói chuyện với lớp trưởng và các bạn trong lớp để tổ chức một buổi thiện nguyện.

+ Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng: liên hệ với các anh chị trong đội tình nguyện của bệnh viện hoặc các tổ chức cá nhân uy tín bên ngoài.

+ Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng: Chọn ra một ngày để có thể thực hiện buổi thiện nguyện hoặc tham gia cùng với các tổ chức thiện nguyện khác.

Trường hợp 2: Từ nhỏ, Chúc đã yêu thích đọc sách và mong muốn lập một thư viện trong xóm để mọi người tới đó đọc sách. Không những vậy, Chúc còn muốn mọi người trong xóm, nhất là các bạn nhỏ, có thói quen đọc sách và yêu sách. Tuy nhiên, Chúc băn khoản chưa biết làm thế nào để xây dựng được mạng lưới những người yêu sách và cùng nhau xây dựng thư viện sách trong xóm. 

Giải nhanh:

+ Hoạt động: Lập một thư viện sách trong xóm.

+ Mục đích: Để mọi người tới thư viện đọc sách.

+ Xác định cá nhân và tổ chức tham gia, vai trò của họ trong mạng lưới: Kêu gọi các bạn học sinh ở các độ tuổi khác nhau trong xóm để tham gia hoạt động.

+ Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng: Liên hệ với các anh chị đoàn viên thanh niên trong xóm để mở một thư viện sách nhỏ tại nhà văn hóa của xóm, kêu gọi các bạn học sinh quyên góp sách truyện của mình vào tủ sách của thư viện; xin quyên góp kinh phí để mua thêm các cuốn sách mới để tủ sách đa dạng hơn.

+ Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng: Tủ sách sẽ được hoạt động hàng ngày với sự giúp sức của các anh chị thanh niên tình nguyện và các bạn học sinh trong xóm.

 

HOẠT ĐỘNG 3: Lập kế hoạch tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

  1. Lựa chọn một hoạt động giáo dục truyền thống hoặc phát triển cộng đồng ở địa phương để lập kế hoạch tham gia.

Giải nhanh:

+ Xác định một hoạt động giáo dục truyền thống hoặc phát triển cộng đồng có thể tham gia như: Hoạt động ngày hội đọc sách của phường/xã.

+ Xác định mục đích khi tham gia hoạt động như: Tìm hiểu truyền thống đọc sách và các loại sách mà tủ sách của phường/xã đang có.

+ Xác định những việc cần làm khi tham gia hoạt động:

  • Trưng bày tủ sách để làm triển lãm sách.
  • Mời 1, 2 tác giả sách nổi tiếng để tham gia giao lưu với bạn đọc.
  • Tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách hoặc phát biểu về một cuốn sách mà bạn yêu thích nhất.
  • Tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo sách.
  • Tổ chức các trò chơi trí tuệ để các bạn tham gia có thể hình thành niềm yêu thích đọc sách.

+ Xác định thời gian, địa điểm tham gia: 21/4/2024, kỉ niệm 10 năm ngày Sách Việt Nam.

  1. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, phát triển cộng đồng và chia sẻ kết quả. 

HOẠT ĐỘNG 4: Duy trì tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

  1. Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  2. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động.

2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

  1. Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

+ Những nền tảng mạng xã hội đang được học sinh sử dụng nhiều: Facebook, TikTok, Instagram, Locket,…

+ Những nội dung giao tiếp thường được thấy trên mạng xã hội:

  • Học tập, hỏi bài.
  • Trò chuyện với bạn bè, người thân.
  • Mua, bán hàng trực tuyến.
  • Đặt nhà hàng.
  • Đăng ảnh, video clip.

+ Ngôn ngữ giao tiếp và cách giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh: ngôn ngữ theo phong cách teen, ngôn ngữ @, ngôn ngữ chat, tiếng lóng,…

  1. Thảo luận những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

+ Xác định đề tài khảo sát.

+ Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát.

+ Thết kế công cụ khảo sát.

+ Thực hiện đề tài khảo sát.

+ Báo cáo kết quả khảo sát.

HOẠT ĐỘNG 2: Thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

  1. Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

Gợi ý:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh giao tiếp an toàn trên mạng xã hội. 

Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9. 

Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Phương pháp, hình thức khảo sát: Khảo sát bằng phiếu; phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến.

Công cụ khảo sát: Phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn.

Thời gian, địa điểm khảo sát:

+ Thứ Sáu và thứ Bảy

+ Trong trường và tại địa phương

Phân công nhiệm vụ:

+ Xây dựng công cụ khảo sát: Bạn …

+ Phát phiếu khảo sát: Bạn …

+ Xử lí kết quả khảo sát: Bạn …

+ Viết và trình bày báo cáo kết quả khảo sát: Bạn …

Giải nhanh:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh ứng xử trên không gian mạng hợp lí và đúng đắn để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 

Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9. 

Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Phương pháp, hình thức khảo sát: Khảo sát bằng phiếu; bằng Google Form; phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến.

Công cụ khảo sát: Phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn.

Thời gian, địa điểm khảo sát:

+ Sau giờ học từ thứ 2 đến thứ 6.

+ Trong trường và tại địa phương.

+ Trên các nhóm, trang của trường học.

Phân công nhiệm vụ:

+ Xây dựng công cụ khảo sát: Bạn Nguyễn Lan Chi

+ Phát phiếu khảo sát: Bạn Phạm Minh Anh

+ Xử lí kết quả khảo sát: Bạn Lưu Thế Sơn

+ Viết và trình bày báo cáo kết quả khảo sát: Bạn Nguyễn Hoài Nam.

  1. Thiết kế công cụ khảo sát

Gợi ý: 

PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em lựa chọn. Lưu ý có thể lựa chọn nhiều phương án.

1. Mỗi ngày, bạn thường dùng mạng xã hội trong bao nhiêu lâu? 

  1. Dưới 1 giờ
  2. Từ 1 giờ đến 3 giờ
  3. Trên 3 giờ

2. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung nào? 

  1. Học tập
  2. Trò chuyện với bạn bè
  3. Mua, bán hàng trực tuyến

3. Khi giao tiếp trên mạng xã hội bạn thường nghĩ gì?

  1. Đăng trạng thái cảm xúc của mình
  2. Bình luận
  3. Thể hiện cảm xúc trên các bài đăng và bình luận của người khác

4. Nếu bạn bị một người bình luận với ý không tốt, có ý xúc phạm, bạn sẽ làm gì?

  1. Phớt lờ, thậm chí báo chăn tài khoản của người đó
  2. Phản ứng giận dữ
  3. Trả lời khéo léo, tránh xung đột

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Bạn có thường xuyên giao tiếp trên mạng xã hội không?

2. Bạn thường giao tiếp trên nền tảng mạng xã hội nào?

3. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung gì?

4. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội theo cách nào?

5. Giao tiếp trên mạng xã hội mang lại những lợi ích và rủi ro nào?

Giải nhanh:

PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em lựa chọn. Lưu ý có thể lựa chọn nhiều phương án.

1. Bạn có đang hoặc đã từng sử dụng mạng xã hội không?

A. Đã và đang dùng.

B. Chưa từng sử dụng

2. Bạn đang sử dụng các mạng xã hội nào?

A. Facebook.

B. Twitter.

C. Instagram.

D. ZingMe

E. Locket.

F. Tiktok.

3. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội?

A. Dưới 1 giờ

B. Từ 1 giờ đến 3 giờ

C. Từ 3 đến 6 giờ.

D. Trên 6 giờ.

4. Thời điểm bạn sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trong ngày là khi nào?

A. Sáng.

B. Trưa.

C. Chiều.

D. Tối.

E. Đêm.

5. Phương tiện bạn hay dùng để sử dụng mạng xã hội là gì?

A. Laptop.

B. Điện thoại.

C. Máy tính ngoài hàng điện tử.

6. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung nào? 

A. Học tập.

B. Trò chuyện với bạn bè.

C. Mua, bán hàng trực tuyến.

D. Xem phim, xem tin tức.

E. Đọc tin tức.

7. Khi giao tiếp trên mạng xã hội bạn thường nghĩ gì?

A. Đăng trạng thái cảm xúc của mình

B. Bình luận

C. Thể hiện cảm xúc trên các bài đăng và bình luận của người khác

8. Nếu bạn bị một người bình luận với ý không tốt, có ý xúc phạm, bạn sẽ làm gì?

A. Phớt lờ, thậm chí báo chặn tài khoản của người đó

B. Phản ứng giận dữ

C. Trả lời khéo léo, tránh xung đột

D. Đăng bài cãi nhau, bóc phốt lại người đó.

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Bạn có thường xuyên giao tiếp trên mạng xã hội không?

2. Bạn thường giao tiếp trên nền tảng mạng xã hội nào?

3. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung gì?

4. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội theo cách nào?

5. Giao tiếp trên mạng xã hội mang lại những lợi ích và rủi ro nào?

  1. Chia sẻ kế hoạch đã lập và công cụ khảo sát.

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện đề tài khảo sát và xử lí kết quả sau khi khảo sát.

  1. Tiến hành khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội theo kế hoạch đã lập.
  2. Xử lí kết quả khảo sát.
  3. Báo cáo kết quả khảo sát.

3. TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG VỀ NHŨNG VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hoạt động truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

  1. Xác định những vấn đề học đường học sinh có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng.

Giải nhanh:

+ Học sinh giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong nhà trường và nơi công cộng.

+ Cha mẹ học sinh với vấn đề tạo áp lực học tập.

+ Cha mẹ học sinh với việc phòng chống bắt nạt học đường. 

+ Trung thực trong thi cử.

+ Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh trong tương lai.

+ Vấn đề chọn trường THPT theo nhu cầu và lực học của học sinh.

+ Trật tự, an toàn giao thông trên đường đến trường

  1. Chia sẻ một hoạt động truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường mà em đã từng tham gia. 

Giải nhanh:

+ Tên của hoạt động truyền thông: Phòng chống bạo lực học đường

+ Mục đích, nội dung và kết quả truyền thông: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường.

+ Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động truyền thông: 

*Thuận lợi: 

+ Được sự ủng hộ và tham gia của đa số các bạn học sinh trong trường.

+ Được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo.

+ Truyền đạt được những thông tin bổ ích đến mọi người.

*Khó khăn: 

+ Một số bạn học sinh cá biệt vẫn bị lôi kéo bởi các phần tử xấu ngoài xã hội.

+ Chưa thực sự triệt để trong công tác quản lí.

+ Sự tham gia của em vào hoạt động truyền thông: Là người đi kêu gọi và tuyên truyền đến cho mọi người.

HOẠT ĐỘNG 2: Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường. Lựa chọn một vấn đề học đường và lập kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề đó. 

Gợi ý:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG

VỀ VẤN ĐỀ “HỌC SINH GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA”

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa thôn…, xã…

Đối tượng truyền thông: Giúp học sinh trên địa bàn giao tiếp, ứng xử có văn hóa ở cộng đồng

Nội dung truyền thông: Lời nói, hành vi, cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà học sinh cần thực hiện.

Hình thức truyền thông: Thuyết trình kết hợp với sử dụng đoạn phim ngắn. 

Chương trình truyền thông:

+ Chào hỏi và giới thiệu. 

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu về hoạt động.

+ Thuyết trình và xem đoạn phim ngắn về vấn đề học sinh giao tiếp, ứng xử có văn hóa.

+ Trao đổi và đưa ra thông điệp của buổi truyền thông. 

Giải nhanh:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG

VỀ VẤN ĐỀ “PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Địa điểm thực hiện: Sân trường

Đối tượng truyền thông: Giúp học sinh nhận biết hậu quả và phòng chống bạo lực học đường

Nội dung truyền thông: 

+ Khái niệm bạo lực học đường.

+ Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

+ Hậu quả.

+ Cách phòng tránh.

Hình thức truyền thông: Thuyết trình kết hợp với tiểu phẩm. 

Chương trình truyền thông:

+ Chào hỏi và giới thiệu. 

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu về hoạt động.

+ Thuyết trình và xem tiểu phẩm về bạo lực học đường.

+ Trao đổi và đưa ra thông điệp của buổi truyền thông. 

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường

  1. Thực hiện truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường theo kế hoạch đã xây dựng.
  2. Báo cáo kết quả và bài học rút ra sau buổi truyền thông. 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác