Dễ hiểu giải Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 16 Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi

Giải dễ hiểu bài 16 Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 16. CHUỒNG NUÔI VÀ BIỆN PHÁP VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

I. CHUỒNG NUÔI

Câu 1: Từ những nội dung trong mục I.1 và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết:

1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò,...) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại gì đối với vật nuôi, con người và môi trường?

2. Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông - nam?

Giải nhanh:

1. Tác hại:

  • Lây lan dịch bệnh.
  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi.
  • Không đảm bảo vệ sinh, dễ gây bệnh cho người.

2. Vì để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.

Câu 2: Nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại chuồn nuôi. Ở gia đình, địa phương em đang sử dụng loại chuồng nuôi nào là chủ yếu? 

Giải nhanh:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Chuồng hở

Dễ làm, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ.

Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi

Câu 3: Quan sát Hình 16.2 và nêu những đặc điểm chính của kiểu chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt.

Giải nhanh:

Nền chuồng:

  • Xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50cm) để dễ thoát nước.
  • Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn.
  • Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau.
  • Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20-30cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng:

  • Chỉ xây cao khoảng 50cm.
  • Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng 
  • Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng:

  • Làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng

Câu 4: Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay chăn nuôi công nghiệp? Vì sao?

Giải nhanh:

Kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp vì điều kiện để xây dựng chuồng nuôi lợn tốn chi phí, cần xây dựng với quy mô chăn nuôi công nghiệp để giảm chi phí nhưng vẫn giữ chất lượng của vật nuôi.

II. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH CHUỒNG NUÔI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Giải nhanh:

Ý nghĩa: giúp tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.

Đề xuất:

  • Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải.
  • Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày các yêu cầu về chuồng nuôi.

Giải nhanh:

Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi. Đối với chăn nuôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở.

Hướng chuồng: Nên theo hướng nam hoặc hướng đông - nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.

Nền chuồng: Cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nền cao hơn mặt đất xung quanh.

Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi và thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi. 

Câu 2: Trình bày các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp.

Giải nhanh:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đề xuất một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò,...) ở gia đình, địa phương em.

Giải nhanh:

  • Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín.
  • Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
  • Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM).
  • Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác