Dễ hiểu giải công dân 8 kết nối tri thức bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu

Giải dễ hiểu tri thức bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ ĐẶC SẮC VÀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a/ Khi quyết định mua hàng, chúng ta cần 

A. tìm mua thứ đắt nhất để có được hàng chất lượng tốt nhất. 

B. mua theo ý thích, không cần tìm hiểu. 

C. khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau. 

D. tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. 

b/ Chi tiêu hợp lí khi số tiền chi bị hạn chế là 

A. ưu tiên những khoản chi cho bản thân. 

B. ưu tiên những khoản chi thiết yếu. 

C. đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu. 

D. tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất. 

c/ Thói quen chi tiêu chưa hợp lí là 

A. mua theo sở thích của bản thân. 

B. căn cứ vào số tiền đang có để chọn thứ ưu tiên cần mua. 

C. tìm mua những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng. 

D. ghi ra những thứ cần mua trước khi đi mua sắm

Giải nhanh:

a. C b. B c. A

2. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ. 

b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.

c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu. 

d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.

Giải nhanh:

a) Không đồng tình vì cần lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu thường xuyên,

b) Đồng tình vì mọi khoản được theo kế hoạch giúp nắm được tình hình thu, chi

c) Không đồng tình vì bất cứ ai cũng cần lập kế hoạch chi tiêu 

d) Không đồng tình vì lập kế hoạch chi còn có thể thực hiện mục tiêu tiết kiệm,..

3. Theo em, những thói quen chi tiêu dưới đây có hợp lí không? Vì sao?

a) Kiểm tra, cân nhắc khi sử dụng các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc. b) Không giới hạn số tiền được chi khi đi ăn uống ở bên ngoài. 

c) Chỉ sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt. 

d) Giảm đi ăn nhà hàng và chơi trò chơi điện tử ngoài quán. 

Giải nhanh:

a) Đây là thói quen chi tiêu hợp lí vì với các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch chi tiêu nên cần phải cân nhắc. 

b) Đây là thói quen chi tiêu không hợp lí vì khi đi ăn uống ở bên ngoài rất dễ phát sinh chi phí 

c) Đây là thói quen chi tiêu thông dụng hiện nay đã có nhiều hình thức thanh toán mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. 

d) Đây là thói quen chi tiêu tốt nếu muốn tiết kiệm chi tiêu.

4.  Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật ở các trường hợp dưới đây trong việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu: 

a) Khi lập kế hoạch chi tiêu, B không chỉ quan tâm đến cân đối thu, chi mà còn đặt mục tiêu tiết kiệm và quyết tâm thực hiện tốt cả hai mục tiêu. b) A cho rằng học sinh có ít tiền, khó thực hiện mục tiêu tiết kiệm nên bạn ít khi đặt mục tiêu tiết kiệm khi lập kế hoạch chi tiêu.

c) Khi lập kế hoạch chi tiêu, C chỉ ấn định thời gian thực hiện các mục tiêu trong một tháng cho tiện theo dõi. 

d) Khi đã lập kế hoạch chi tiêu, D xác định phải thực hiện đúng như kế hoạch, không được điều chỉnh kế hoạch.

Giải nhanh:

a) Đây là hành vi đúng vì mục tiêu của kế hoạch chi tiêu là phải cân đối thu, chi, tiết kiệm để có khoản dự phòng giúp làm chủ được tài chính. 

b) Đây là hành vi chưa đúng, dù có ít tiền để chi tiêu nhưng nếu đặt ra mục tiêu tiết kiệm và lập kế hoạch chi tiêu cho hợp lí. 

c) Đây là hành vi chưa đúng, vì khi lập kế hoạch chi tiêu cần xác định các loại mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 

d) Hành vi này chưa đúng. Về cơ bản khi đã lập kế hoạch, cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra. 

5. Em hãy đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu: 

a) Trong dịp Tết, H nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết H có tiền, các bạn muốn H dùng 400.000 đồng để mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. 

Câu hỏi: Theo em, bạn H nên quyết định như thế nào? Vì sao? 

b) Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để mua sách học thêm tiếng Anh là 200.000 đồng. 

Câu hỏi: Em sẽ quyết định như thế nào? Vì sao?

Giải nhanh:

a) Đây là tình huống giải quyết bài toán chi tiêu sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, giải quyết được hài hoà các mối quan hệ trong đời sống: 

Đồng ý chi 400.000 đồng để mua vé tham gia vui chơi, nếu số tiền còn lại 600.000 đồng vẫn thực hiện được những dự định chi tiêu khác như mua quà biểu bà, sách, áo và góp quỹ từ thiện. 

b) Đây là một tình huống giải quyết bài toán chi tiêu. Vấn đề là 200.000 đồng mẹ cho để mua sách học tiếng Anh – một khoản thiết yếu. Nếu quyết định mua áo len thì số tiền còn lại là 50.000 không đủ để mua sách, do đó không nên mua. 

6.  Thực hành lập kế hoạch chi tiêu:

a) Em hãy lập kế hoạch chi tiêu mua sắm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho năm học mới. 

b) Sắp đến Rằm tháng Tám, em hãy lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón tết Trung thu thật vui với gia đình và các bạn

Giải nhanh:

a) Lập kế hoạch chi tiêu mua sắm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho năm học mới:

- Dự kiến thời gian thực hiện: 2 tháng.

- Dự kiến số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 200 000 đồng 

- Tái sử dụng những vở còn sử dụng được 

b) Sắp đến Rằm tháng Tám, em hãy lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón tết Trung thu thật vui với gia đình và các bạn

- Dự kiến thời gian thực hiện: 3 tháng.

- Dự kiến số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 300.000 đồng 

7. Hãy viết bài chia sẻ về một thói quen chi tiêu hợp lí mà em tâm đắc.

Giải nhanh:

Tôi có một người anh họ tên là Tuấn hơn tôi 2 tuổi, mặc dù là con trai nhưng anh có thói quen chi tiêu mà so với các bạn nam đồng trang lứa thì tôi cho rằng nó đáng ngưỡng mộ. Tuấn có chia sẻ rằng: Xác định mục tiêu cho việc chi tiêu và thực hiện với số tiền hiện có là rất quan trọng, vì quãng đường anh đến trường khá xa và những ngày học cả ngày anh thường xuyên phải ở lại. Khoản chi cố định của a Tuấn là: tiền đi xe buýt, tiền ăn trưa, ăn sáng, mua nước uống,… Anh biết linh hoạt cắt giảm các khoản chi không cần thiết, để cân nhắc chi tiêu. So với các bạn nam thì anh Tuấn là người có kế hoạch chi tiêu mà tôi khá tâm đắc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác