Tắt QC

Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Hóa học năm 2019

Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Hóa học năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ

(2) Các gốc α-glucozơ trong mạch amylopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit.

(3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh.

(4) Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước svayde

(5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat.

(6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh.

(7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa ancol trong phân tử.

Số phát biểu không đúng là:

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 4

Câu 2. Công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là:

  • A. $C_{n}H_{2n}CHO$ (n≥1)
  • B. $C_{n}H_{2n+1}CHO$ (n≥0)
  • C. $C_{n}H_{2n+1}CHO$ (n≥1)
  • D. $C_{n}H_{2n}(CHO)_{2}$ (n≥0)

Câu 3. Vào năm 1832, phenol ($C_{6}H_{5}OH$) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:

  • A. kim loại kali
  • B. nước brom
  • C. dung dịch NaOH
  • D. dung dịch KCl

Câu 4. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là:

  • A. thủy luyện
  • B. điện phân nóng chảy
  • C. nhiệt luyện
  • D. điện phân dung dịch

Câu 5. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Qùy tím

Qùy tím chuyển sang màu xanh

Y

$CuOOH)_{2}$ trong môi trường NaOH

Hợp chất màu tím

Z

NưỚC brom

Kết tủa trắng

X, Y, Z lần lượt là:

  • A. alanin, lòng trắng trứng, anilin
  • B. lysin, lòng trắng trứng, alanin
  • C. lysin, lòng trắng trứng, anilin
  • D. anilin, lysin, lòng trắng trứng

Câu 6. Thành phần chính của quặng dolomit là:

  • A. $CaCO_{3}$.$Na_{2}CO_{3}$
  • B. $FeCO_{3}$.$Na_{2}CO_{3}$
  • C. $MgCO_{3}$.$Na_{2}CO_{3}$
  • D. $CaCO_{3}$.$MgCO_{3}$

Câu 7. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng các phân tử nhỏ khác (thí dụ $H_{2}O$) được gọi là phản ứng:

  • A. xà phòng hóa
  • B. trùng ngưng
  • C. thủy phân
  • D. trùng hợp

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A. Khí $NH_{3}$ làm giấy quỳ tím tẩm nước cất hóa xanh.
  • B. Amophot là hỗn hợp các muối $NH_{4}H_{2}PO_{4}$ và $(NH_{4})_{2}HPO_{4}$.
  • C. Trong phòng thí nghiệm, $N_{2}$ được điều chế bằng c|ch đun nóng dung dịch $NH_{4}NO_{2}$ bão hòa.
  • D. Nhỏ dung dịch $AgNO_{3}$ vào ống nghiệm đựng dung dịch $Na_{3}PO_{4}$ có kết tủa trắng xuất hiện

Câu 9. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt):

  • A. Alanin
  • B. Lysin
  • C. Axit glutamic
  • D. Valin

Câu 10. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo (bán tổng hợp):

  • A. Tơ nilon – 6,6
  • B. Tơ tằm
  • C. Tơ lapsan
  • D. Tơ visco

Câu 11. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất có ký hiệu hóa học là:

  • A. Hg
  • B. W
  • C. Os
  • D. Cr

Câu 12. Làm thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm khi cho dư glixerol, lắc đều là gì ?

  • A. Kết tủa tan, tạo dung dịch có màu xanh lam
  • B. không có hiện tượng gì
  • C. kết tủa vẫn còn, dung dich có màu trong suốt
  • D. kết tủa không tan. Dung dịch có màu xanh

Câu 13. Để khắc thủy tinh người ta dựa vào phản ứng

  • A. $SiO_{2} + Na_{2}CO_{3} \rightarrow Na_{2}SiO_{3} + CO_{2}$
  • B. $SiO_{2} + Mg \rightarrow 2MgO + Si$
  • C. $SiO_{2} + 2NaOH \rightarrow Na_{2}SiO_{3} + CO_{2}$
  • D. $SiO_{2} + HF \rightarrow SiF_{4} + H_{2}O$

Câu 14. Để có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lý do nào sau đây?

  • A. Các muối hidrocacbonat của canxi và magie bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa
  • B. Khi đun sôi làm tăng độ tan các chất kết tủa
  • C. Khi đun sôi các chất khí hòa tan trong nước thoát ra
  • D. Nước sôi ở nhiệt độ cao (ở 100oC, áp suất khí quyển)

Câu 15. Metyl acrylate có công thức là:

  • A. $CH_{2}=CHCOOCH_{3}$
  • B. $HCOOCH_{3}$
  • C. $CH_{3}COOCH_{3}$
  • D. $CH_{3}COOCH=CH_{2}$

Câu 16. Cho sơ đồ phản ứng sau:

A là hợp chất hữa cơ mạch hở (chứa C, H và 2 nguyên tố oxi trong phân tử), có khối lượng phân tử bằng 86, A không phản ứng với Na. Công thức thu gọn của A là :

  • A. $CH_{3}-COO-CH=CH_{2}$
  • B. $H-COO-CH=CH-CH_{3}$
  • C. $CH_{2}=CH-COO-CH_{3}$
  • D. $CH_{3}-CO-CO-CH_{3}$

Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch $AgNO_{3}$ trong $NH_{3}$, đun nóng, thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là :

  • A. 21,60
  • B. 2,16
  • C. 4,32
  • D. 43,20

Câu 18. Cho 7,2 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch $H_{2}SO_{4}$ (loãng) sinh ra V lít (đktc) khí $H_{2}$. Giá trị của V là

  • A. 6,72
  • B. 7,84
  • C. 3,36
  • D. 2,24

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít $O_{2}$ ở đktc, thu được 0,3 mol $CO_{2}$ và 0,2 mol $H_{2}O$. Giá trị của V là

  • A. 4,48
  • B. 8,96
  • C. 11,2
  • D. 6,72

Câu 20. Cho các chất: (1) dung dịch KOH; (2) $H_{2}$/xúc tác Ni, t°; (3) dung dịch $H_{2}SO_{4}$ (loãng) đun nóng; (4) dung dịch $Br_{2}$; (5) $Cu(OH)_{2}$ ở nhiệt độ phòng ; (6) Na. Hỏi triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4

Câu 21. Có tất cả bao nhiêu đồng phân este ứng với công thức phân tử $C_{4}H_{8}O_{2}$ ?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 22. Từ hai muối X, Y thực hiện các phản ứng sau:

$X \rightarrow X_{1} + CO_{2}$             $X_{1} + H_{2}O \rightarrow X_{2}$

$X_{2} + Y \rightarrow X + Y_{1} + H_{2}O$      $X_{2} + 2Y \rightarrow X + Y_{2} + 2H_{2}O$

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A. $CaCO_{3}$, $NaHCO_{3}$
  • B. $MgCO_{3}$, $NaHCO_{3}$
  • C. $CaCO_{3}$, $NaHSO_{4}$
  • D. $BaCO_{3}$, $Na_{2}CO_{3}$

Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch $FeCl_{3}$

(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm

(5) Đốt một dây sắt trong bình chứa đầy khí Oxi

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời $CuSO_{4}$ và $H_{2}SO_{4}$ loãng

Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa là

  • A. (2), (4), (6)
  • B. (2), (3), (4), (6)
  • C. (1), (3), (5)
  • D. (1), (3), (4), (5)

Câu 24. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:

  • A. 40%
  • B. 80%
  • C. 60%
  • D. 54%

Câu 25. Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho $AgNO_{3}$ vào dung dịch $Fe(NO_{3})_{2}$

(2) Dẫn $NH_{3} qua ống đựng CuO nung nóng

(3) Cho Al vào dung dịch $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ dư

(4) Cho K vào dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$

(5) Nhiệt phân $AgNO_{3}$

(6) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 3
  • D. 5

Câu 26. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:

  • A. 18,38 gam
  • B. 18,24 gam
  • C. 17,80 gam
  • D. 16,68 gam

Câu 27. Cho các chất: glucozơ, andehit fomic, etilen glycol, propan-1,3-điol, 3- monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), saccarozơ, Valyl-glyxyl-alanin. Có bao nhiêu chất phản ứng với $Cu(OH)_{2}$ ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 28. Trùng hợp m (tấn) etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,25
  • B. 2,00
  • C. 0,80
  • D. 1,80

Câu 29. Cho các chất $CH_{2}=CH-CH=CH_{2}$ ; $CH_{3}-CH_{2}-CH=C(CH_{3})_{2}$ ; $CH_{3}-CH=CH-CH=CH_{2}$ ; $CH_{3}-CH=CH_{2}$ ; $CH_{3}-CH=CH-COOH$. Số chất có đồng phân hình học là :

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 30. Hai este A và B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là $C_{9}H_{8}O_{2}$. A và B đều cộng hợp với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 muối và nước. CTCT của A và B là :

  • A. $HCOOC_{6}H_{4}-CH=CH_{2}$ và $HCOOCH=CH-C_{6}H_{5}$
  • B. $C_{6}H_{5}COOCH=CH_{2}$ và $CH_{2}=CH-COOC_{6}H_{5}$
  • C. $HOOC-C_{6}H_{4}-CH=CH_{2} và CH_{2}=CH-COOC_{6}H_{5}$
  • D. $C_{6}H_{5}COOCH=CH_{2}$ và $C_{6}H_{5}-CH=CH_{2}-COOH$

Câu 31. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu vào 300ml dung dịch HCl 1M chỉ thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch $AgNO_{3}$ thu được 51,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

  • A. 11,2
  • B. 13,8
  • C. 14,5
  • D. 17,0

Câu 32. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa 0,15 mol $Na_{2}CO_{3}$ và 0,1 mol $KHCO_{3}$. Số mol khí $CO_{2}$ thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Tỷ lệ x : y là

  • A. 9 : 2
  • B. 4 : 1
  • C. 5 : 1
  • D. 5 : 2

Câu 33. Peptit X và peptit Y có tông số liên kết peptit là 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 cần dùng 22,176 lít O2. Sản phẩm cháy gồm $CO_{2}$, $H_{2}O$ và $N_{2}$. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng $Ca(OH)_{2}$ dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít. Khối lượng X đem đốt là.

  • A. 14,48 gam
  • B. 3,3 gam
  • C. 3,28 gam
  • D. 4,24 gam

Câu 34. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức mạch hở X, thu được 8,4 lít khí $CO_{2}$, 1,4 lít khí $N_{2}$ và 10,125 gam $H_{2}O$. Công thức phân tử của X là

  • A. $C_{2}H_{7}N$
  • B. $C_{3}H_{9}N$
  • C. $C_{4}H_{9}N$
  • D. $C_{3}H_{7}N$

Câu 35. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức mạch hở (trong đó X, Y là este no, MY = MX + 14, Z không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,76 mol O2. Mặt khác đun nóng 14,64 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol T duy nhất và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ T đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam; đồng thời thu được 2,016 lít khí H2. Tỷ lê mol các muối có khối lượng phân tử tăng dần là:

  • A. 6:1:2
  • B. 9:5:4
  • C. 5:2:2
  • D. 4:3:2

Câu 36. Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và $CuSO_{4}$ (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan các khí trong nước và sự bay hơi nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả của thíu nghiệm ghi ở bảng sau:

Thời gian điện phân

Khối lượng catot tăng (gam)

Khí thoát ra ở anot

Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam)

965

m

Một khí duy nhất

2,70

3860

4m

Hỗn hợp khí

9,15

t

5m

Hỗn hợp khí

11,11

Gía trị của t là

  • A. 4101
  • B. 5790
  • C. 9650
  • D. 11580

Câu 37. Chất hữa cơ X mạch hở có công thức $C_{8}H_{15}O_{4}N$. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được (m + 1) gam muối Y của aminoaxit và hỗn hợp Z gồm 2 ancol. Giá trị của m là

  • A. 47,25
  • B. 15,75
  • C. 7,27
  • D. 94,50

Câu 38. X là hỗn hợp khí $H_{2}$ và $N_{2}$ có tỉ khối đối với oxi bằng 0,225. Dẫn X vào bình có xúc tác bột sắt, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối đối với oxi bằng 0,25. Tính hiệu suất tổng hợp $NH_{3}$

  • A. 20%
  • B. 30%
  • C. 15%
  • D. 25%

Câu 39. Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), etan (0,2 mol), axetilen (0,1 mol) và hidro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch $AgNO_{3}$ trong $NH_{3}$ dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít khí Z. Cho Z phản ứng tối đa với 8 gam brom trong dung dịch. Tìm a.

  • A. 0,10
  • B. 0,12
  • C. 0,16
  • D. 0,18

Câu 40. X là dung dịch H2SO4 0,02M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y thu được dung dịch Z có pH = 2. Tỷ lệ V1/V2 là

  • A. 3/2
  • B. 2/3
  • C. 1/2
  • D. 2

Xem đáp án

Bình luận