Đáp án Tin học 7 cánh diều bài 4 Sắp xếp nổi bọt
Đáp án bài 4 Sắp xếp nổi bọt. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Tin học 7 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
CHỦ ĐỀ F: BÀI 4 - SẮP XẾP NỔI BỌT
MỞ ĐẦU
Câu 1: Làm thế nào để cho máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần?
Đáp án chuẩn:
Máy tính so sánh các cặp số liền kề cho đến khi không còn cặp nào trái thứ tự mong muốn.
1. Ý tưởng sắp xếp bằng cách đổi chỗ các phần tử liền kề
Câu 1: Giả sử có một hộp kẹo, mỗi hộp chứa một số kẹo nào đó. Có một chú robot chỉ biết làm hai thao tác:
- So sánh số kẹo trong hai hộp cạnh nhau.
- Hoán đổi vị trí hai hộp kẹo cạnh nhau.
Theo em, chú robot phải làm thế nào để sắp xếp lại các hộp sao cho số kẹo trong các hộp tăng dần?
Đáp án chuẩn:
Robot so sánh và đổi vị trí hai hộp nếu số kẹo ở hộp trước > hộp sau. Lặp lại cho đến khi hộp cuối dãy chứa nhiều kẹo nhất. Tiếp tục cho đến khi không cần đổi vị trí nữa thì dãy đã được sắp xếp xong.
2. Thuật toán sắp xêp nổi bọt
Câu 2: Với dãy số đã cho ở ví dụ trên, em hãy thực hiện thuật toán được mô tả ở hình bên và cho biết đó có phải là thuật toán sắp xếp nổi bọt hay không?
Đáp án chuẩn:
Các em thực hiện thuật toán và nhận thấy đây là thuật toán sắp xếp nổi bọt.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt cho một dãy số nguyên tùy chọn, không ít hơn 5 phần tử. Sau bao nhiêu lượt đi từ đầu đến cuối dãy để so sánh và đổi chỗ khi thuật toán kết thúc? Tổng số có bao nhiêu phần tử liền kề?
Đáp án chuẩn:
Sau ba lượt đi từ đầu đến cuối dãy để so sánh và đổi chỗ khi thuật toán kết thúc. Tổng số có 4 lần đổi chỗ hai phần tử liền kề.
VẬN DỤNG
Câu 1:
1) Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?
2) Theo em, có phải hình bên đã mô tả chi tiết một lượt robot thực hiện so sánh các căp phần tử liền kề và đổi chỗ khi chúng trái thứ tự mong muốn không?
Đáp án chuẩn:
1) Dấu hiệu: còn cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
2) Đúng.
Câu 2: Theo em, vì sao thuật toán sắp xếp trên lại được gọi là sắp xếp nổi bọt?
Đáp án chuẩn:
Vì nó thực hiện nhiều phép so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn cặp nào trái thứ tự mong muốn.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ.
Đáp án chuẩn:
Khi trái thứ tự mong muốn.
Câu 2: Thuật toán nổi bọt kết thúc khi nào?
Đáp án chuẩn:
Khi không còn bất cứ cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.
Câu 3: Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp liền kề và đổi chỗ?
Đáp án chuẩn:
Khi dãy chỉ có một cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
Bình luận