Đáp án Tin học 10 Cánh diều bài 1 Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
Đáp án bài 1 Tuân thủ pháp luật trong môi trường số. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Tin học 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 1 TUÂN THỦ PHÁP LUẬT TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
KHỞI ĐỘNG
CH 1: Trên một số đồ dùng ta thường gặp kí hiệu ©, kí hiệu đó có ý nghĩa gì?
Đáp án chuẩn:
© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền.
HOẠT ĐỘNG
CH 1: Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu và các video minh họa được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết công ty có vi phạm quyền tác giả không. Nếu có vi phạm thì theo em công ty sẽ bị xử phạt ra sao?
Đáp án chuẩn:
Công ty sẽ bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh.
CH 2: Em muốn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về một danh làm thắng cảnh địa phương trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình lấy từ một trang web du lịch. Em hãy tham khảo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết mình cần phải thực hiện việc gì để không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Đáp án chuẩn:
Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả, không thu tiền dưới mọi hình thức.
HOẠT ĐỘNG
CH 3: Tháng 3/2020, một chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại trên trang Facebook của mình thông tin sai sự thật về dịch COVID – 19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong 14 ngày”.
Theo Luật An ninh mạng, hành vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết, chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức nào.
Đáp án chuẩn:
Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng. Buộc gỡ thông tin sai sự thật.
CH 4: Năm 2017, một người đàn ông bị tòa án Thụy Sỹ tuyên phạt hơn 4 129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook (Nguồn: Báo điện tử vietnamnet ngày 01/6/2017). Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hóa, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?
Đáp án chuẩn:
Có vi phạm pháp luật vì hành động đó đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin đó.
LUYỆN TẬP
CH 1: Em hãy viết một đoạn mô tả ngắn về lịch sử của tỉnh hay thành phố của em, trong đó sử dụng và có trích dẫn hợp lí những hình ảnh, tư liệu và lời bình luận từ những tài liệu thu thập được trên Internet.
Đáp án chuẩn:
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thừa Thiên Huế là một trong ba ngọn cờ đầu của cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam. Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng hoàn toàn, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
(Nguồn:https://thuathienhue.gov.vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Lich-su-TT-Hue/cid/...)
VẬN DỤNG
CH 1: Qua mạng xã hội, An thông báo rủ các bạn tới chúc mừng sinh nhật Bình tại nhà, trong thông báo có họ tên và địa chỉ nhà của Bình. An và các bạn không hỏi ý kiến Bình về việc này để tạo sự bất ngờ. Theo em, An có vi phạm Luật An toàn thông tin mạng không? Nếu An vi phạm, em hãy cho biết hậu quả có thể xảy ra.
Đáp án chuẩn:
An có vi phạm vì An đã sử dụng trái phép thông tin của Bình. Hậu quả: có người sẽ sử dụng thông tin của Bình để sử dụng vào mục đích xấu.
TỰ KIỂM TRA
CH 1: Em hãy nêu một số ví dụ về sự vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hoặc thiếu văn hóa thường gặp trong giao tiếp qua mạng.
Đáp án chuẩn:
Ví dụ: Một công ty tự ý lấy nhạc của một nhạc sĩ nước ngoài để chèn vào video giới thiệu sản phẩm công ty mà chưa xin phép tác giả ca khúc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận