Đáp án lịch sử 6 cánh diều bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X)

Đáp án bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 6 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11. GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Câu 1: Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn 

- Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Câu 1: Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào.

Đáp án chuẩn:

Lĩnh vực

Tác động

Tôn giáo

Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á

Chữ viết và văn học 

Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.

Kiến trúc và điêu khắc

Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu

LUYỆN TẬP

Câu 1: Ghi vắn tắt nội dung theo hướng dẫn trong bảng dưới đây thể hiện sự tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á

Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á

?

?

?

?

Đáp án chuẩn:

Hoàn thành bảng:

Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á

Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á

Thương nhân Trung Quốc mở rộng quan hệ buôn bán

Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra chữ viết riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me...

Đông Nam Á cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công

Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu.

VẬN DỤNG

Câu 1: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á (từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X).

Đáp án chuẩn:

Giới thiệu tháp Chăm

Các tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là một dạng công trình kiến trúc tôn giáo của người Chăm ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam.

Quá trình xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 17. Các công trình này được xây bằng gạch nung màu đỏ sẫm.

Về kiến trúc, các tháp có mặt bằng chủ yếu là hình vuông, bên trong chật hẹp với cửa chỉ mở về phía Đông. Trần được xây bằng kỹ thuật vòm cuốn.

Các tháp tập trung chủ yếu ở thánh địa Mỹ Sơn (tôn giáo Ấn Độ), nhưng Đồng Dương cũng là một trung tâm Phật giáo lớn của người Chăm. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo