Đáp án HĐTN 6 chân trời sáng tạo Chủ đề 7: tìm hiểu nghề truyền thống ở việt nam
Đáp án Chủ đề 7: tìm hiểu nghề truyền thống ở việt nam. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 6 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
Nhiệm vụ 1: Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu
Hoạt động 1. Giới thiệu về nghề truyền thống mà em biết.
Đáp án chuẩn:
Nghề/Làng nghề | Địa chỉ | Sản phẩm |
Làng nghề tranh khắc gỗ dân gian | Đông Hồ tại Thuận Thành Bắc Ninh | Tranh dân gian |
Nghề nặn tò he | Phú Xuyên, Hà Nội | Tò he |
Nghề làm nón | Làng Chuông, Thanh Oai, Hà Nội | Nón |
Nghề dệt thổ cẩm | Mai Châu, Hoà Bình | Áo quần, chăn thổ cẩm |
Nghề trồng chè | Tân Cương, Thái Nguyên | Chè |
Nghề làm nước mắm | Phú Quốc, Kiên Giang | Nước mắm |
Hoạt động 2. Chia sẻ những hiểu biết của em về sản phẩm và những giá trị của làng nghề truyền thống mang lại.
Đáp án chuẩn:
- Làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
- Dẫu cho xã hôị và thời đại thay đổi những làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy vì nó đem lại bản sắc Việt, là giá trị văn hoá lớn cho Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống
Hoạt động 1. Quan sát tranh và đọc thông tin về hoạt động đặc trưng của hai làng nghề truyền thông dưới đây:
Đáp án chuẩn:
Nghề làm gốm | Nghề dệt vải |
bao gồm làm đất (thấu đất), tạo hình sản phẩm gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm. | bao gồm bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xé bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải. |
Hoạt động 2. Mô tả những hoạt động của nghề truyền thống mà em biết.
Đáp án chuẩn:
- Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Tranh thêu Hữu Hạnh ở Đà Lạt và được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, đón nhận, đã có mặt ở nhiều nước như: Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Na Uy, Hàn Quốc…
Hoạt động 3. Kể tên một số dụng cụ làng nghề truyền thống và chia sẻ cách sử dụng chúng an toàn.
Đáp án chuẩn:
Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,… phải biết cách dùng của nó, chú ý sử dụng đồ bảo hộ.
Nhiệm vụ 3: Phỏng vấn nghệ nhân
Hoạt động 1. Thực hiện phỏng vấn nghệ nhân và người làm nghề truyền thống lâu năm ở địa phương em.
- Tình cảm của họ đối với nghề (tự hào, đam mê,…)
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,…)
- Những việc làm học sinh cần rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Đáp án chuẩn:
Học sinh lựa chọn phỏng vấn nghệ nhân theo hướng dẫn.
- Tình cảm của họ đối với nghề (tự hào, đam mê,…)
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,…)
- Việc làm học sinh cần rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Hoạt động 2. Chia sẻ nội dung phỏng vấn nghệ nhân với bạn bè và thầy cô.
Đáp án chuẩn:
Trần Văn Độ, được biết đến là "người giữ lửa" của làng gốm Bát Tràng, tập trung vào việc nghiên cứu và phục chế các sản phẩm gốm cổ để "tìm lại ký ức" về làng nghề gốm và văn hóa truyền thống. Ông được gọi là "Vua men gốm", thể hiện sự đam mê và tận tâm khi "thổi hồn" vào các tác phẩm gốm của mình. Các tác phẩm của ông đã được trưng bày tại nhiều địa điểm danh tiếng như Trường Đại học Harvard (Mỹ) và Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Việt Nam), cũng như được sử dụng làm quà tặng cho các nhà lãnh đạo quốc gia và chiến sĩ biển đảo Trường Sa.
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện những phẩm chất, năng lực của người làm nghề truyền thống
Hoạt động 1. Em có đồng ý với ý kiến sau của K. không? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
- Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của K.
- Bởi vì chỉ có sự yêu thích và tâm huyết với nghề mới giữ được làm nghề truyền thống, làm bất cứ công việc nào lâu dài.
Hoạt động 2. Xác định và rèn luyện những phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề truyền thống em yêu thích theo gợi ý:
Đáp án chuẩn:
Học sinh tự đánh giá.
Hoạt động 3. Theo em tuân thủ kỉ luật lao động có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn lao động?
Đáp án chuẩn:
Ý nghĩa của kỷ luật lao động: Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội
Nhiệm vụ 5: Giữ gìn các nghề truyền thống
Hoạt động 1. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của những việc làm dưới đây đối với việc giữ gìn các nghề truyền thống.
Đáp án chuẩn:
Ý nghĩa và tác dụng của những việc làm trên là:
- Giúp duy trì và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một.
- Bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hoá dân tộc.
- Giúp quảng bá những nét văn hoá của dân tộc với thế giới.
Hoạt động 2. Em hãy lựa chọn bổ sung những việc làm khác để gìn giữ làng nghề truyền thống.
Đáp án chuẩn:
- Quảng bá du lịch gắn với các làng nghề.
- Cập nhật yếu tố hiện đại quy trình chuẩn trong đào tạo nguồn nhân lực
- Trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống.
- Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới.
- Hướng nghiệp cho HS phổ thông về nghề truyền thống.
Hoạt động 3. Lựa chọn một hình thức phù hợp với em để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.
Đáp án chuẩn:
- Em tham gia các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm truyền thống.
- Giới thiệu đến bạn bè về làm nghề truyền thống ở địa phương em.
Nhiệm vụ 6: Sáng tạo sản phẩm
Hoạt động 1. Làm quạt giấy theo hướng dẫn sau:
Đáp án chuẩn:
Học sinh thực hiện làm quạt giấy theo hướng dẫn.
Hoạt động 2. Lựa chọn và làm thêm một sản phẩm nghề truyền thống mà em yêu thích theo gợi ý sau:
Đáp án chuẩn:
Nhiệm vụ 7: Tuyên truyền quảng bá nghề truyền thống
Hoạt động 1. Làm tờ rơi quảng bá sản phẩm của nghề truyền thống
Đáp án chuẩn:
Học sinh tự thiết kế tờ rơi quảng bá sản phẩm của nghề truyền thống.
Hoạt động 2. Tập tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống.
Đáp án chuẩn:
- Em có thể tập tuyên truyền bằng cách giới thiệu cho bạn bè.
- Tham gia các hoạt động để quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống.
Nhiệm vụ 8: Tự đánh giá
Hoạt động 1. Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Đáp án chuẩn:
Thuận lợi | Khó khăn |
Biết được công dụng và ý nghĩa của việc gìn giữ các làng nghề truyền thống. | Hiện nay nhiều người trẻ quên dần những làng nghề truyền thống. |
Hoạt động 2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.
Đáp án chuẩn:
- Thực hiện tốt: 1,2,3,4
- Thực hiện chưa tốt: 4,5
- Chưa thực hiện: 6
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận