Đáp án HĐTN 10 Chân trời bản 1 chủ đề 3 Giữ gìn truyền thống nhà trường
Đáp án chủ đề 3 Giữ gìn truyền thống nhà trường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 10 bản 1 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 3: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM
Bài 1: Gọi tên truyền thống tương ứng với một số hoạt động dưới đây. Những hoạt động nào đã trở thành truyền thống ở trường em?
Gợi ý đáp án:
+ Truyền thống vượt khó học tốt, dạy tốt
+ Truyền thống tri ân thầy cô
+ Truyền thống chăm học
+ Truyền thống giao lưu văn nghệ
+ Truyền thống thi đua dạy tốt
+ Truyền thống giúp đỡ
Bài 2: Em đã tham gia vào những hoạt động nào để góp phần xây dựng và giữ gìn truyền thống nhà trường? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động đó.
Gợi ý đáp án:
- Thi đua học tập, tôn trọng thầy cô, tham gia các hoạt động kế hoạch nhỏ và xây dựng quỹ quyên góp cho người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chia sẻ cảm xúc: Vui vẻ, tự hào, hào hứng với các hoạt động.
NHIỆM VỤ 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Bài 1: Xác định mục tiêu kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
Gợi ý:
Tìm hiểu mục tiêu giáo dục truyền thống của nhà trường trong năm học và mục tiêu giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đặt ra mục tiêu phù hợp, đảm bảo sự kết hợp giữa học tập và hoạt động tập thể.
Gợi ý đáp án:
1. Mục tiêu chung
+ Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn, nền nếp - kỷ cương, đề cao chất lượng giáo dục toàn diện, để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển hết tiềm năng, năng lực của mình.
+ Phát triển 5 phẩm chất chủ yếu, 10 năng lực cốt lõi theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
+ Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
+ Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm.
+ Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.
- Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.
- Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ (nhóm).
- Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.
Bài 2: Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Gợi ý đáp án:
- Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.
- Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.
- Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Bài 3: Chuẩn bị các điều kiện và xác định cách thức tổ chức.
- Xác định người điều hành tổng thể kế hoạch, người giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân/nhóm theo từng nội dung.
- Xác định hình thức thực hiện cho mỗi nội dung giáo dục truyền thống; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của từng hoạt động trong kế hoạch giáo dục.
- Xác định quy mô tổ chức cho mỗi nội dung hoạt động: địa điểm, số lượng người tham gia, thành phần tham gia,...
- Chuẩn bị phương tiện, điều kiện thực hiện khác,...
Gợi ý đáp án:
- HS chuẩn bị các điều kiện và xác định cách thức tổ chức tổ chức các hoạt động theo gợi ý đưa ra.
- HS hoạt động theo các nhóm để tìm đưa ra kế hoạch cụ thể
Bài 4: Chia sẻ với bạn về kế hoạch mà em đã xây dựng.
Gợi ý đáp án:
- Chia sẻ về kế hoạch em đã xây dựng.
- Xác định người điều hành tổng thể kế hoạch, người giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân/nhóm theo từng nội dung.
- Xác định hình thức thực hiện cho mỗi nội dung giáo dục truyền thống; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của từng hoạt động trong kế hoạch giáo dục.
- Chuẩn bị phương tiện, điều kiện thực hiện khác,...
NHIỆM VỤ 3: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
Bài 1: Thực hiện lời nói, hành vi ứng xử lễ phép, tôn trọng, biết ơn thầy cô trong học tập, hoạt động hoạt động ở lớp, ở trường và chia sẻ kết quả đạt được với thầy cô, bạn bè.
Gợi ý:
Lễ phép, tôn trọng thầy, cô giáo
- Lắng nghe tích cực khi thầy cô giảng bài cũng như khi thầy cô quan tâm, chia sẻ, nhắc nhở.
- Chủ động nói lời cảm ơn chân thành sự giúp đỡ, quan tâm của thầy, cô; xin lỗi với thái độ cầu thị khi mắc khuyết điểm.
Biết ơn thầy, cô giáo
- Quan tâm, động viên và hỏi thăm sức khỏe của thầy cô, đặc biệt các thầy, cô giáo cũ.
- Nói lời biết ơn; thể hiện sự biết ơn bằng thành tích học tập, rèn luyện của mình.
- Tham gia các hoạt động phong trào thể hiện sự tri ân đối với thầy cô giáo (biểu diễn văn nghệ, thể thao, báo tường, viết về thầy cô,...)
Gợi ý đáp án:
Lễ phép, tôn trọng thầy, cô giáo | Biết ơn thầy, cô giáo |
- Cư xử lễ phép với thầy cô giáo - Vâng lời thầy cô - Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh - Nhớ ơn thầy cô - Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết - Học tập tốt | - Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ. - Giúp đỡ thầy cô. |
Bài 2: Đóng vai thể hiện hành vi phù hợp trong những tình huống sau:
Gợi ý đáp án:
Tình huống 1 | H. cần thay đổi thái độ học tập theo lời thầy để không làm ảnh hưởng tới thi đua của lớp. |
Tình huống 2 | X. có thể gặp cô để trao đổi về ý kiến riêng của mình. Cần có thái độ lễ phép và thừa nhận những điều mình làm sai. |
Tình huống 3 | Lớp cần quan tâm và hỏi thăm sức khỏe thầy |
Bài 3: Thực hiện những việc làm khác để góp phần phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Gợi ý đáp án:
“Tôn sư trọng đạo”.
Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
- Về thăm trường, thăm thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo .
NHIỆM VỤ 4: XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VỚI BẠN BÈ
Bài 1:Thực hiện những việc làm góp phần giữ gìn, phát huy tình bạn và chia sẻ kết quả đạt được với thầy cô, bạn bè.
Gợi ý đáp án:
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
- Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.
- Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
Bài 2: Đóng vai xử lí tình huống
Gợi ý đáp án:
Tình huống 1: Em sẽ đóng vai hòa giải để kết nối tình bạn giữa P và Q, giúp cho P hiểu và không còn thái độ, lời nói coi thường người bạn nhà quê nghèo khó.
Tình huống 2: K. có thể giúp H ăn mặc gọn gàng hơn và nói với bạn không cần tự tin hay ngại ngùng, sống là chính mình.
NHIỆM VỤ 5: THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA TRƯỜNG EM
Bài 1: Thực hiện cách thức rèn luyện học tập hiệu quả và chia sẻ kết quả đạt được với thầy cô, bạn bè.
Gợi ý đáp án:
+ Có mục tiêu rõ ràng.
+ Chủ động lập kế hoạch học tập.
+ Lựa chọn thời gian và địa điểm tự học.
+ Luôn chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết.
Bài 2: Hỗ trợ bạn cải thiện kết quả học tập trong các tình huống dưới đây:
Gợi ý đáp án:
Tình huống 1: Nếu là lớp phó, em sẽ tư vấn đưa ra phương pháp kết hợp để hai bạn học nhóm hỗ trợ nhau cải thiện những môn học chưa tốt, cùng nhau nâng cao kết quả học tập.
Tình huống 2: M cần tìm ra phương pháp học tập khoa học, hiệu quả và phù hợp để cải thiện kết quả học tập. Chăm học những không có phương pháp học tập phù hợp, hợp lí thì sẽ không có kết quả học tập tốt.
Bài 3: Chia sẻ những việc làm của bản thân góp phần phát huy truyền thống hiếu học của nhà trường.
Gợi ý đáp án:
- Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ.
NHIỆM VỤ 6: ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Bài 1: Xác định kết quả hoạt động giáo dục truyền thống đối với học sinh dựa theo nội dung sau:
a. Các loại hoạt động giáo dục truyền thống được nhà trường tổ chức.
b. Số lượng học sinh tham gia các hoạt động.
c. Tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động.
d. Kết quả của hoạt động mang lại.
Gợi ý đáp án:
a. Các loại hoạt động giáo dục truyền thống được nhà trường tổ chức: tôn sư trọng đạo, xây dựng những tình bạn đẹp.
b. Số lượng học sinh tham gia các hoạt động: đông đủ.
c. Tinh thần, thái độ của học sinh: tích cực/ vui vẻ/hạnh phúc.
d. Kết quả của hoạt động mang lại: Trải nghiệm cho học sinh, nâng cao kĩ năng.
Bài 2: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đối với em.
Gợi ý đáp án:
- Mục đích xây dựng truyền thống trong trường học là để trưng bày, lưu giữ những tư liệu, kỷ vật quý báu thể hiện niềm tự hào gắn liền với quá trình phát triển của nhà trường, để giáo viên, học sinh, phụ huynh thường ngày lui tới tham quan, tìm hiểu, hoặc những thế hệ học sinh đã trưởng thành đi xa thỉnh thoảng có dịp trở về ghé thăm, nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, bồi đắp vào nét đẹp tâm hồn của mỗi người đã từng xuất thân – gắn kết từ ngôi trường ấy.
- Nhắc nhở, khơi gợi niềm tự hào mà noi theo tiếp tục đóng góp, xem đó là trách nhiệm và niềm vinh dự của bản thân.
Bài 3: Chia sẻ những mong muốn điều chỉnh kế hoạch giáo dục truyền thống của nhà trường sao cho hiệu quả và ý nghĩa hơn.
Gợi ý đáp án:
+ Tổ chức nhiều hoạt động.
+ Đưa ra những phong trào thường xuyên hơn.
+ Đẩy mạnh các hoạt động thi đua.
NHIỆM VỤ 7: THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH PHÁT ĐỘNG, GÓP PHẦN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Bài 1: Thảo luận về cách tổ chức một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Gợi ý:
- Hoạt động của các câu lạc bộ: nghệ thuật, STEM, khoa học,...
- Xây dựng phong trào văn hóa đọc trong nhà trường.
- Cách thực hiện mô hình trường học gắn với sản xuất, kinh doanh.
Gợi ý đáp án:
- HS chia thành các nhóm để thảo luận về cách tổ chức hoạt động.
- Các hoạt động: phát triển văn hóa đọc, thực hiện các hoạt động nghệ thuật…
Bài 2: Thực hiện một số hoạt động phát huy truyền thống nhà trường của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Gợi ý đáp án:
+ Thi đua xây dựng tập thể vững mạnh.
+ Tổ chức hoạt động tôn sư trọng đạo.
+ Phát huy truyền thống hiếu học.
NHIỆM VỤ 8: TỰ ĐÁNG GIÁ
Bài 1: Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Gợi ý đáp án:
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận