Đáp án Đạo đức 2 Cánh diều bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình
Đáp án bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Đạo đức 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Trò chơi thi kể tên đồ dùng gia đình?
Đáp án chuẩn:
Máy giặt, tủ lạnh, sách, bàn ghế, điều hoà, chậu hoa,…
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và trả lời
Câu hỏi:
a. Có những đồ dùng gia đình nào trong căn phòng?
b. Các đồ dùng đó đã được bảo quản như thế nào?
Đáp án chuẩn:
a. Các đồ dùng có trong căn phòng là: Tivi, ghế sopha, gối, ghế tựa, lọ hoa, bóng, bàn nước, đồ chơi, tranh treo tường, cốc, lọ hoa.
b. Các đồ dùng đó đã được bảo quản:
Tivi được để lên kệ, còn những đồ dùng khác không được bảo quản, bị đổ bị vất xuống sàn nhà.
2. Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình
Câu hỏi:
Đáp án chuẩn:
- Lau dọn thường xuyên
- Sắp xếp đồ đạc cẩn thận
- Tắt khi không sử dụng.
3. Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng gia đình
Câu hỏi: Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến lợi ích gì?
Đáp án chuẩn:
Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến những lợi ích sử dụng đồ được lâu hơn, bền và mới hơn.
4. Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng gia đình
Câu hỏi:
Đáp án chuẩn:
- Đồ gỗ lau thường xuyên, tránh để những nơi ẩm thấp.
- Đồ vải, phân loại những đồ vải để bảo quản. Khi không sử dụng nên bọc đồ lại, treo trên móc để vải và quần áo được phẳng.
- Đồ gốm sứ để vào tủ kính, hoặc trên giá, rửa sạch lau bằng khăn khô để được bảo quản tốt hơn.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Bày tỏ ý kiến
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Mở cửa tủ lạnh đứng cho mát.
B. Tắt tivi khi không sử dụng.
C. Thả giấy, rúc vào bồn vệ sinh.
D. Vẽ lên giường, tủ.
E. Rửa và cốt gọn cốc sau khi sử dụng.
Đáp án chuẩn:
Em đồng tình với ý kiến: B. E vì những điều đó sẽ bảo quản được đồ tốt hơn, không bị hỏng hóc.
Em không đồng tình với ý kiến:
A. Mở cửa tủ lạnh đứng cho mát.=> Vì như thế sẽ khiến đồ dùng bị mất nhiệt dễ bị hỏng hóc.
C. Thả giấy, rác vào bồn vệ sinh. => Có thể gây tắc bồn vệ sinh, hỏng hóc.
D. Vẽ lên giường, tủ. => Sẽ gây ra hỏng đồ đạc làm xấu và cũ đồ đạc.
Câu 2: Xử lí tình huống
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Đáp án chuẩn:
Tình huống 1:
Lau sạch bàn bằng khăn ướt có xịt nước lau kính. Sau đó lau lại bằng khăn khô.
Tình huống 2:
Không nên chơi đá bóng trong nhà vì chơi có thể bị va vào đồ đạc, hỏng, vỡ những đồ dùng trong nhà.
Câu 3: Liên hệ
Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình:
Đáp án chuẩn:
Những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình: rửa chén sau khi sử dụng, quét nhà lau nhà thường xuyên, đồ dùng học tập dùng xong cất vào hộp bút. Đồ chơi cất gọn vào hộp sau khi sử dụng xong.
VẬN DỤNG
Câu 1: Thực hành rửa, cất gọn bát đĩa
Đáp án chuẩn:
Em nhờ mẹ hướng dẫn và rửa những bát đũa nhỏ.
Câu 2: Cùng người thân lau dọn, sắp xếp các đồ dùng trong nhà
Đáp án chuẩn:
Em cùng ba lau dọn chậu hoa, ghế gỗ.
Câu 3: Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
Đáp án chuẩn:
Em nhắc nhở anh trai sau khi chơi đồ chơi phải cất gọn đi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận