Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được

  • A. tôn trọng
  • B. chú trọng
  • C. quan tâm
  • D. yêu thương

Câu 2: Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học
  • B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia
  • C. Khuyên các bạn không nên tham gia
  • D. Chế giễu những bạn tham gia

Câu 3: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
  • B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định
  • C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia
  • D. Lờ đi, coi như không biết.

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không đe dọa cuộc sống con người?

  • A. Chiến tranh
  • B. Mù chữ
  • C. Tệ nạn xã hội
  • D. Lao động

Câu 5: Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là:

  • A. chiến tranh biên giới.
  • B. cải tạo xã hội
  • C. thay đổi chế độ xã hội
  • D. các cuộc cách mạng xã hội

Câu 6: Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

  • A. Học tập để trở thành người lao động mới
  • B. Tham gia bảo vệ mt
  • C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
  • D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại

Câu 7: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động
  • B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi
  • C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội
  • D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Câu 8: C. Mác cho rằng: “Hành động lịch sử đầu tiền của con người là xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống xã hội sẽ tiêu vong nếu người không ngừng lao động sản xuất”. Điều này đề cập đến nội dung

  • A. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
  • B. con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
  • C. con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
  • D. con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

Câu 9: Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có

  • A. Mục đích     
  • B. Lợi ích
  • C. Lợi nhuận      
  • D. Thu nhập

Câu 10: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là

  • A. Sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống
  • B. Trao đổi kinh nghiệm sản xuất
  • C. Giao lưu buôn bán
  • D. Xây dựng nhà để ở

Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng

  • A. Chủ nghĩa xã hội
  • B. Con người mới
  • C. Tư tưởng mới
  • D. Văn hóa mới

Câu 12:  Câu nói: ““Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” là của:

  • A. C. Mác
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Khổng Tử
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 13: Đang là học sinh lớp 10, sau mỗi buổi học M và N không tham gia gíup đỡ gia đình việc nhà. Bạn M lấy lí do bận học để đi đá bóng cá độ, bạn N lấy lí do bận học để chơi game. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M và N cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M và N vẫn không chịu thay đổi. Theo em

  • A. bạn M, N là sai vì không nên nói dối cha mẹ.
  • B. bạn M, N là đúng vì góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.
  • C. bạn M, N là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
  • D. bạn M, N là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp.

Câu 14: Đề đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

  • A. học tập
  • B. lao động
  • C. cần cù
  • D. sáng tạo.

Câu 15: Bạn D cho rằng “Không phải con người đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mà do những cỗ máy tạo ra”. Nếu là bạn của D em nên giải thích như thế nào?

  • A. Đồng ý, nhờ những cỗ máy mới có giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
  • B. Không đồng ý, vì thần linh đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
  • C. Đồng ý, nếu không có cỗ máy thì con người không thể tạo ra giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
  • D.  Không đồng ý, vì chính con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

Câu 16: Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo

  • A. Mục đích      
  • B. Khả năng
  • C. Văn hóa      
  • D. Truyền thống

Câu 17: Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của

  • A. Chủ nghĩa xã hội
  • B. Chủ nghĩa tư bản
  • C. Chủ nghĩa không tưởng
  • D. Chủ nghĩa thực dân

Câu 18: Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các

  • A. quyền chính đáng của mình
  • B. quyền làm việc của mình.
  • C. quyền bình đẳng của mình
  • D. quyền mưu cầu lợi ích của mình

Câu 19: Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các

  • A. Quyền chính đáng
  • B. Quyền ưu tiên
  • C. Quyền bình đẳng
  • D. Quyền mưu cầu lợi ích

Câu 20: Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để

  • A. Cải tạo xã hội
  • B. Xây dựng xã hội
  • C. Cải tạo con người
  • D. Xây dựng văn hóa

 Câu 21: Theo C. Mác: “Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người” là

  • A. lao động.
  • B. quan hệ xã hội.
  • C. bản năng ý thức.
  • D. bản năng xã hội.

Câu 22: Học sinh cần làm gì để góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

  • A. Tham gia vào các tệ nạn xã hội.
  • B. Không tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • C. Cố tình làm cho người khác lây nhiễm HIV/AIDS.
  • D. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Câu 23: Quá trình sản xuất của cải vật chất không chỉ tạo ra của cải vật chất và tinh thần đảm bảo cho sự tồn tại xã hội, mà còn

  • A. thay đổi chế độ xã hội.
  • B. gây ảnh hưởng đến xã hội.
  • C. đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
  • D. thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

Câu 24: Sau mỗi buổi học, A lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lẫy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho A bán số gỗ khai thác trái phép cho B với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

  • A. Bạn A.
  • B. Bạn A và B.
  • C. Bạn A, H và B.
  • D. Bạn B và H.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác