Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Nam quốc sơn hà

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập Bài 3: Nam quốc sơn hà. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Nam quốc sơn hà” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Đặc điểm về bố cục của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Câu 3: Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Câu 4: Hãy giải nghĩa các từ trong bản phiên âm của bài thơ.

Câu 5: “Sông núi nước Nam” được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: “Sông núi nước Nam” là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.

Câu 2: Ngoài biểu ý, “Sông núi nước Nam” có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)

Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó.

Câu 3: Qua các cụm từ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), "định phận tại thiên thư " (định phận tại sách trời), "hành khan thủ bại hư " (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Câu 4: Đã nói đến thơ là phải có biểu ý và biểu cảm. Vậy bài thơ Sông núi nước Nam có hình thức biểu ý, biểu cảm như thế nào?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Câu 2: Ví thử có người nói rằng: “Sông núi nước Nam” chưa phải là thơ, vì chỉ có ý này ý khác mà không có cảm xúc, em sẽ nói lại như thế nào với người ấy?

Câu 3: Em hãy giải thích tại sao bài thơ Sông núi nước Nam đã được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Nếu có người hỏi rằng: “Tuyên ngôn độc lập là phải viết sau khi đã toàn thắng, còn đây là bài thơ ra đời vào thời điểm chưa độc lập, còn kháng chiến (ở đây ta tạm coi là vậy)” thì em sẽ trả lời thế nào?

 4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sau bài thơ Sông núi nước Nam, vào đầu thế kỉ XV, trong bài “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Em hãy phân tích, so sánh, làm rõ về sự phát triển của ý thức dân tộc từ bài thơ “Sông núi nước Nam” đến đoạn trích “Đại cáo bình Ngô” trên đây.

Câu 2: Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 3 Nam quốc sơn hà, Bài tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 3, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 KNTT, Nam quốc sơn hà ôn tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác