Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Công dân có những quyền nào trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 

Câu 2: Nghĩa vị của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thể hiện như thế nào?

Câu 3: Dựa trên quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, em hãy cho biết ai là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu như thế nào?

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội có thể để lại những hậu quả gì?

Câu 2: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Câu 3: Theo em, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội nhằm mục đích gì?

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

  1. Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn.
  2. Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã
  3. Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
  4. Người dân ở Khu dân cư K tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
  5. Anh C yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con.

Câu 2: Chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong các trường hợp sau

  1. Uỷ ban nhân dân thị trấn N không công khai thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để người dân giám sát theo quy định pháp luật. Việc làm này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.
  2. Uỷ ban nhân dân phường Y đã không kịp thời tiếp nhận thông tin, ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn về quản lí an ninh trật tự. Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn.

Câu 3: Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm. Em có nhận xét, đánh giá gì về hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên?

Câu 4: Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì. Nếu là bác M, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào?

Câu 5:  Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Nhận xét về hành động của H? Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Câu 6: Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia đóng góp ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được làm như vậy không?

  1. Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không? Vì sao? 
  2. Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

Câu 7: Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xây ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn. 

Nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 8: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Nhà trường phối hợp với Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương nơi bạn M sinh sống đang thu thập ý kiến để giải quyết các vấn đề sau

  1. Đảm bảo quyền vui chơi giải trí của trẻ em
  2. Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh
  3. Phổ cập giáo dục cho trẻ em lang thang cơ nhỡ

Nếu là M, em sẽ đưa ra suy nghĩ, đóng góp gì để giải quyết những vấn đề trên?

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bình luận

Giải bài tập những môn khác