Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Mĩ thuật và thiên nhiên (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Mĩ thuật và thiên nhiên sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, lá của loại cây nào dưới đây có thể sử dụng để tạo hình cá?

  • A. Lá cây hoa lan
  • B. Lá cây lưỡi hổ
  • C. Lá cây bàng
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Trong tự nhiên, lá cây có hình dạng:

  • A. tròn, dài
  • B. hình bầu dục, hẹp ngang
  • C. rất đa dạng, phong phú
  • D. bản to, tròn

Câu 3: Để tạo ra hình cá từ lá cây, cần:

  • A. Chọn những chiếc lá có hình dạng giống loài cá định tạo
  • B. Sử dụng những lá rụng, lá khô, không nên hái lá xanh
  • C. Sưu tầm lá đủ các hình dạng
  • D. A và B

Câu 4: Đặc điểm của tranh in bằng các khuôn hình có sẵn là:

  • A. Sinh động, thể hiện sự sáng tạo của tác giả
  • B. Thể hiện được những đường nét vẽ khéo léo
  • C. Các hình ảnh được tạo ra một cách tự nhiên, không cần sử dụng bút vẽ
  • D. A và C

Câu 5: Đâu không phải là tên một loài cá?

  • A. Cá mè
  • B. Cá chép
  • C. Cá cược
  • D. Cá trê

Câu 6: Đâu không phải công dụng của lá cây?

  • A. Lợp nhà
  • B. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • C. làm sản phẩm trang trí
  • D. Làm thuốc

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của cá chép?

  • A. Khá cân đối
  • B. Thân thường có hình bầu dục
  • C. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối.
  • D. Thân có hình dạng thuôn dài, không có vây

Câu 8: Để tạo hình con cá trê, không nên sử dụng:

  • A. Lá có bản to, tròn
  • B. Lá có hình dạng thuôn dài
  • C. Lá dài, hẹp ngang
  • D. A và C

 Câu 9: Lá cây có thể được sử dụng để:

  • A. ép khô
  • B. trang trí thiệp
  • C. in tranh
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Đối tượng thường xuất hiện trong tranh tĩnh vật là

  • A. Các đồ vật tĩnh như lọ hoa, quả, bàn, ghế,...
  • B. Cuộc sống sinh hoạt của con người
  • C. Chân dung người
  • D. Cảnh đường phố

 

 

Câu 11: Cho biết, đây là loài cá gì?

 

  • A. Cá trôi
  • B. Cá mè
  • C.Cá chuối hoa
  • D. Cá trạch

 Câu 12: Quan sát bức tranh và cho biết nét, hình, màu trong bức tranh được thể hiện như thế nào?

  • A. Nét, hình, màu trong bức tranh được thể hiện bằng sự đan xen các yếu tố màu sắc (màu đậm, màu nhạt) hài hòa
  • B. Bức tranh lấy các gam màu nóng (đỏ, vàng ) làm gam màu chủ đạo
  • C. Chất lượng hình ảnh khá rõ nét, không có sự loang màu
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Theo em, các vật nào sau đây không có dạng khối cầu?

  • A. Quả địa cầu
  • B. Quả dưa hấu
  • C. Quả xoài
  • D. Quả táo

Câu 14: Các loại quả như cam, bưởi, dưa hấu có đặc điểm giống nhau là:

  • A. Đều có dạng khối cầu
  • B. Kích thước tương đối giống nhau
  • C. Đều có vị chua
  • D. A và C

Câu 15: Khi nhìn ở các góc khác nhau thì vật mẫu sẽ có đặc điểm:

  • A. không giống hình dạng vốn có
  • B. thay đổi theo góc nhìn
  • C. độ đậm nhạt trên vật mẫu khác nhau
  • D. B và C

Câu 16: Theo em, đâu là bước quan trọng nhất khi tiến hành vẽ một bức tranh tĩnh vật?

  • A. Xác định bố cục của mẫu vật
  • B. Quan sát, xác định tỉ lệ mẫu vật và phác thảo
  • C. Phối màu cho tranh
  • D. Vẽ thêm các chi tiết sao cho giống vật mẫu

Câu 17: Vật dụng nào sau đây không cần thiết khi vẽ một bức tranh tĩnh vật?

  • A. Mẫu vật
  • B. Giấy, màu, bút vẽ
  • C. Thước ngắm
  • D. Giá vẽ

Câu 18: Sau khi xác định bố cục, tỉ lệ, có mấy cách để vẽ mẫu vật?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: Tranh tĩnh vật có thể được sử dụng để làm gì?

  • A.Trang trí nhà cửa, phòng làm việc, góc học tập,…
  • B. Tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của ông cha ta thời chưa có chữ viết
  • C. Mô tả cảnh quan của một khu vực ít người biết đến
  • D, Cả A, B, C

Câu 20: Để vẽ được một bức tranh tĩnh vật đẹp, em cần:

  • A. Quan sát kỹ đối tượng định vẽ, xác định tỉ lệ của các mẫu vật
  • B. Biết cách thể hiện các mảng sáng, tối trên mẫu vật
  • C. Tư duy về hình khối tốt
  • D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 21: Muốn có thành phẩm là một hình tròn cân đối, người thợ mộc thường bắt đầu đẽo gọt từ:

  • A. hình thoi
  • B. hình vuông
  • C. hình chữ nhật
  • D. hình tam giác

Câu 22: Thời trang có thể được hiểu là:

  • A. Những sản phẩm thiết kế như giày dép, quần áo, phụ kiện.
  • B. một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của xã hội
  • C. Luôn vận động, thay đổi theo thời gian, tạo ra các xu hướng mới
  • D. Cả A, B, C

Câu 23:  Trang phục được thiết kế chủ yếu là để:

  • A. Phục vụ nhu cầu của con người
  • B. phản ánh trình độ phát triển kinh tế
  • C. Làm đẹp cho môi trường xung quanh
  • D. Cả A, B, C

Câu 24: Vai trò của thời trang trong cuộc sống?

  • A. giúp tôn lên diện mạo bề ngoài của người mặc
  • B. phần nào nói lên tính cách, gu thẩm mỹ của mỗi người
  • C. Việc lựa chọn trang phục phù hợp giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh.
  • D. Cả A, B, C

Câu 25: Thiết kế trang phục cho vật nuôi nhằm mục đích:

  • A. Bảo vệ, giữ ấm cơ thể cho vật nuôi
  • B. Thể hiện sự quan tâm, lòng nhân ái
  • C. Làm giàu đời sống tinh thần
  • D. Cả A, B, C

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều