Bộ trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức có đáp án

Tải trọn bộ trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức có đáp án. Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi, bài tập có đáp án sẽ cụ thể giúp học sinh ôn tập kiến thức môn học, đạt kết quả cao trong mỗi kì thi, kì kiểm tra. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực giúp các em và thầy cô rèn luyện năng lực theo hướng phát triển. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG XI : DI TRUYỀN HỌC MENDEL, CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 36: KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC

(34 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Di truyền học là

A. khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.

B. khoa học nghiên cứu về tính sinh sản và sinh trưởng ở sinh vật.

C. khoa học  nghiên cứu về tính di truyền và sinh sản ở các sinh vật.

D. khoa học nghiên cứu về tính sinh sản và biến dị ở các sinh vật.

Câu 2: Tính trạng là gì?

A. Những đặc điểm cụ thể về sinh hóa, sinh sản của một cơ thể.

B. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

C. Những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của một cơ thể.

D. Những biểu hiện về hình thái của cơ thể.

Câu 3: Ai là người đặt nền móng cho di truyền học?

A. Charle Darwin.

B. Barbara McClintock.

C. Wilmut và Campbell.

D. Grego Johann Mendel.

Câu 4: Tính trạng tương phản là

A. hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của nhiều tính trạng

B. hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của cùng một loại tính trạng.

  1. hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
  2. hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của nhiều tính trạng.

Câu 5: Tính trạng trội biểu hiện ra kiểu hình khi

A.  có kiểu gene đồng hợp lặn hoặc dị hợp.

B. có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp.

C. có kiểu gene đồng hợp trội.

D. có kiểu gene đồng hợp lặn.

Câu 6: Tính trạng lặn biểu hiện ra kiểu hình khi

A. có kiểu gene đồng hợp lặn hoặc dị hợp.

B. có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp.

C. có kiểu gene đồng hợp trội.

D. có kiểu gene đồng hợp lặn.

Câu 7: Nhân tố di truyền là

  1. gene. 
  2. allele. 
  3. giao tử. 

D.  gene và allele.

Câu 8: Kiểu hình là

  1. tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể sinh vật. 
  2. tổ hợp một số tính trạng của cơ sinh vật. 
  3. tổ hợp các tính trạng lặn của cơ thể sinh vật. 
  4. tổ hợp tính trạng tương phản cả cơ thể sinh vật. 

Câu 9: Allele là gì?

  1. Các trạng thái biểu hiện giống nhau của các gene khác nhau.

B. Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.

C. Các trạng thái biểu hiện khác nhau của các gene khác nhau.

D. Các trạng thái biểu hiện giống nhau của cùng một gene.

Câu 10: Dòng thuần là

  1. các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene quy định tính trạng đó đồng hợp.
  2. các cơ thể dị hợp về một số các cặp gene quy định tính trạng đó dị hợp.            
  3. các cơ thể đồng hợp về một số các cặp gene quy định tính trạng đó đồng hợp.
  4. các cơ thể dị hợp về tất cả các cặp gene quy định tính trạng đó dị hợp.

Câu 11: Trong di truyền học, kí hiệu P là

  1. kí hiệu phép lai. 
  2. kí hiệu cặp bố mẹ xuất phát.  
  3. kí hiệu giao tử.
  4. kí hiệu thế hệ con đời thứ nhất.

Câu 12: Trong di truyền học, kí hiệu × là

  1. kí hiệu phép lai. 
  2. kí hiệu cặp bố mẹ xuất phát.  
  3. kí hiệu giao tử.
  4. kí hiệu thế hệ con đời thứ nhất. 

Câu 13: Trong di truyền học, kí hiệu G là

  1. kí hiệu phép lai. 
  2. kí hiệu cặp bố mẹ xuất phát.  
  3. kí hiệu giao tử.
  4. kí hiệu thế hệ con đời thứ nhất. 

Câu 14: Trong di truyền học, kí hiệu F1

  1. kí hiệu phép lai. 
  2. kí hiệu cặp bố mẹ xuất phát.  
  3. kí hiệu giao tử.
  4. kí hiệu thế hệ con đời thứ nhất. 

Câu 15: Trong di truyền hoc, kí hiệu F2

  1. thế hệ con lai đời thứ nhất.
  2. thế hệ con sinh ra từ F1. 
  3. thế hệ con.
  4. thế hệ con sinh ra từ F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các cá thể F1.

Câu 16: Trong di truyền học, kí hiệu ♀ và ♂ là

  1. con cái và con đực.
  2. con đực và con cái.
  3. thuần chủng và  không thuần chủng.  
  4. không thuần chủng và thuần chủng. 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây là hiện tượng biến dị?

A. Bố và mẹ tóc xoăn, con tóc xoăn.

B. Bố và mặt mắt nâu, con mắt xanh.

C. Bố và mẹ da màu, con da màu.

D. Bố và mẹ mũi cao, con mũi cao.

Câu 2: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì

A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.

B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.

C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.

D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Câu 3: Quan sát hình ảnh và cho biết thế hệ con đời thứ nhất có kiểu hình gì?

  1. 100% cây hoa tím nhạt.
  2. 50% cây hoa tím, 50% cây hoa trắng
  3. 75% cây hoa tím, 25% cây hoa trắng

D. 100% cây hoa tím.

Câu 4:  Quan sát hình ảnh và cho biết thế hệ con đời thứ hai có kiểu hình gì?

  1. 100% cây hoa tím nhạt.
  2. 50% cây hoa tím, 50% cây hoa trắng
  3. 75% cây hoa tím, 25% cây hoa trắng
  4. 100% cây hoa tím.

Câu 5: Trước khi lai các dòng thuẩn chủng khác biệt nhau bởi 1 tính trạng tương phản, Mendel đã thực hiện việc làm nào sau đây?

A. Tạo dòng thuẩn chủng về từng tính trạng.

B. Lai cây hoa tím với cây hoa trắng.

C. Sử dụng toán học để phân tích kết quả lai.

D. Quy ước tên cặp nhân tố di truyền.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong nghiên cứu di truyền?

A. Tính trạng là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

B. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ gene trong tế bào của cơ thể sinh vật.

C. Allele là các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.

D. F là kí hiệu thế hệ con, F1 là kí hiệu con lai đời thứ nhất.

Câu 7: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. 

Ở thí nghiệm trên, tính trạng nào là tính trạng trội?

A. Thân thấp.

B. Thân cao.

C. Hoa trắng.

D. Hoa tím.

Câu 8: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là:

  1. 100% hạt trơn.  
  2. 100% hạt nhăn.  
  3. 50% hạt trơn và 50% hạt nhăn.
  4. 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.

Câu 9: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Mendel kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

  1. Cho F1 lai phân tích.

B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.

D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 10: Vì sao trong kết quả thí nghiệm của Mendel, đời con F1 không xuất hiện kiểu hình hoa trắng?

A. Vì tính trạng hoa trắng di truyền hòa trộn vào tính trạng hoa trắng.

B. Vì nhân tố quy định hoa trắng bị che khuất khi đứng cạnh nhân tố quy định hoa tím.

C. Vì trong quá trình di truyền, nhân tố di truyền quy định hoa trắng bị phá hủy.

D. Vì nhân tố quy định hoa trắng xảy ra hiện tượng biến dị trở thành hoa tím.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét gene có 2 allele là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ?

A. 25% AA: 75% Aa.

B. 100% AA.

C.  50% Aa:50% aa.

D. 100% aa.

Câu 2: Cho các nội dung sau:

(1) Cho các cây F1 hoa tím tự thụ phấn với nhau.

(2) Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.

(3) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 tính trạng tương phản.

Quy trình tiến hành thí nghiệm của Mendel là

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (1) → (3).

C. (3) → (2) → (1).

D. (2) → (3) → (1).

Câu 3: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. 

Sơ đồ minh họa cho thí nghiệm trên là

A.

B.

C. 

D. 

Câu 4: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt vàng với hạt xanh. Tính trạng trội là hạt vàng. Hãy dự đoán tỉ lệ kiểu hình ở thế thế hệ F2.

A. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

B. 1 hạt xanh : 3 hạt vàng.

C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

D. Tất cả là hạt vàng.

Câu 5: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. F1 thu được 100% cây hạt trơn. F2 thu được hạt nhăn và hạt trơn với tỉ lệ 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn. 

Sơ đồ minh họa cho thí nghiệm trên là

  1.  

B. 

C. 

D. 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Người ta đem lai cà chua quả tròn với cà chua quả tròn, F1 thu được 315 cây cà chua quả tròn và 105 cây cà chua quả bầu dục. Tỉ lệ kiểu hình của đời F1

A. 3 quả tròn : 1 quả bầu dục.

B. 1 quả tròn : 1 quả bầu dục.

C. 1 quả tròn : 3 quả bầu dục.

D. 3 quả tròn : 2 quả bầu dục.

Câu 2: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ do gene D quy định, tính trạng quả vàng do gene d quy định. Đem lai cây cà chua quả đỏ có kiểu gene đồng hợp trội với cây cà chua quả vàng. Kí hiệu nào sau đây đúng?

A. DD × Dd.

B. dd × dd.

C. DD × dd.

D. Dd × Dd.

Câu 3: Ở chuột, tính trạng đuôi cong do gene B quy định, tính trạng đuôi thẳng do gene b quy định. Đem lai giữa chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng thuần chủng. Kí hiệu nào sau đây đúng?

A. BB × BB.

B. Bb × bb.

C. Bb × BB.

D. BB × bb.

 

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. C

5. B

6. D

7. D

8. A

9. B

10. A

11. B

12. A

13. C

14. D

15. D

16. A

2. THÔNG HIỂU

1. B

2. B

3. D

4. C

5. A

6. B

7. B

  1. A

9. A

10. B

    

3. VẬN DỤNG

1. B

2. D

3. B

4. B

5. A

4. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. C

3. D

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức có đáp án, câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức có đáp án, đề trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức có đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác