Bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2 có đáp án

Tải trọn bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2 có đáp án. Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi, bài tập có đáp án sẽ cụ thể giúp học sinh ôn tập kiến thức môn học, đạt kết quả cao trong mỗi kì thi, kì kiểm tra. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực giúp các em và thầy cô rèn luyện năng lực theo hướng phát triển. Kéo xuống để tham khảo

CHỦ ĐỀ 4: THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(24 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là biện pháp dịch vụ giúp phát triển kinh tế gia đình?

A. Bán đồ ăn nhanh.

B. Cho thuê trang phục để chụp ảnh.

C. Làm gốm bát tràng.

D. Bán hàng trang sức.

Câu 2: Đâu là việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

A. Tùy tiện cho uống thuốc.

B. Cho uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

C. Cho uống thuốc khi bụng đang đói.

D. Tự ý cho sử dụng thuốc dân gian.

Câu 3: Đâu là biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình?

A. Bán hàng tạp hóa.

B. Cho thuê mặt bằng.

C. Cho thuê sách, truyện.

D. Chăn nuôi gia cầm.

Câu 4: Khi người thân trong gia đình gặp những thất bại, khó khăn, chúng ta nên có cách ứng xử như thế nào?

A. Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ.

B. Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.

C. Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.

D. Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ.

Câu 5: Khi người thân bị bệnh, ốm em cần làm gì?

A. Đưa người bị bệnh ra ngoài hóng gió mát.

B. Để người bệnh nằm ngủ còn mình đi chơi.

C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và xoa bóp cho người bị bệnh.

D. Để không gian phòng bí bách, ngột ngạt.

Câu 6: Đâu là bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình?

A. Đề xuất cách giải quyết bất đồng.

B. Cùng nhau giải quyết bất đồng.

C. Cạch mặt, không nói chuyện giải quyết bất đồng.

D. Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.

Câu 7: Đâu là cách để các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc?

A. Bố mẹ đi du lịch để con cái ở nhà một mình.

B. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.

C. Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.

D. Thể hiện sự tức giận với người thân.

Câu 8: Đâu là cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

A. Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.

B. Con cái cãi nhau với bố mẹ.

C. Thể hiện sự cau có, bực tức với người thân.

D. Anh em trong gia đình gây gổ, xích mích.

Câu 9: Đâu là cách để thể hiện tình yêu thương trong gia đình?

A. Thể hiện sự tức giận với bố mẹ.

B. Gây sự, đánh nhau và bị mời phụ huynh đến trường.

C. Quan tâm, chăm sóc người thân.

D. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là gì?

A. Anh chị em yêu thương nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

B. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi cháu chưa thành niên nếu cháu không có người nuôi dưỡng.

C. Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, chi mẹ khi ốm đau, già yếu.

D. Con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Câu 2: Đâu không phải cách thể hiện trách nhiệm với gia đình?

A. Tự nguyện chăm sóc khi người thân bị mệt, ốm.

B. Nói những lời thô lỗ với người thân.

C. Thường xuyên làm những công việc trong gia đình.

D. Chủ động, sắp xếp và hoàn thành các công việc trong gia đình.

Câu 3: Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

A. Để người thân nghỉ ngơi và theo dõi.

B. Tâm sự và an ủi tâm lí.

C. Thờ ơ, không quan tâm người bị mệt, ốm.

D. Xoa bóp nhẹ nhàng, cho người thân ăn uống đầy đủ.

Câu 4: Lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình là gì?

A. Không chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.

B. Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết.

C. Không chú ý tới cảm xúc của người thân.

D. Cắt ngang lời người khác nói.

Câu 5: Đâu không phải cách tạo bầu không khí trong gia đình?

A. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

B. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.

C. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thẳng.

D. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

Câu 6: Đâu không phải các bước để giải quyết sự bất đồng?

A. Đề xuất cách giải quyết bất đồng.

B. Cùng nhau giải quyết bất đồng.

C. Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.

D. Im lặng, thể hiện thái độ cau có.

Câu 7: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình không nhằm mục đích?

A. Để chi cho những việc đột xuất.

B. Mua sắm thêm các đồ dùng khác.

C. Để phát triển kinh tế gia đình.

D. Tiết kiệm để mua sắm những đồ hàng hiệu đắt tiền.

Câu 8: Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện chi tiêu hợp lí trong gia đình?

A. Bật nóng lạnh cả ngày để có nước ấm dùng khi cần.

B. Lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần.

C. Mua đồ mới thay vì tận dụng, tái chế đồ dùng.

D. Ăn ngoài liên tục cho nhanh, gọn, lẹ.

Câu 9: Đâu không phải cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

A. Vô tâm khi thấy mẹ ngồi một mình có vẻ mặt buồn.

B. Quan tâm đến người thân trong gia đình.

C. Thể hiện sự hài hước khi giao tiếp trong gia đình.

D. Tạo niềm vui bất ngờ cho người thân.

Câu 10: Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

A. Chị G dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Khi đi siêu thị, bạn B đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.

C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?

A. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

B. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.

C. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

D. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

Câu 2: Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?

A. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên.

B. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo.

C. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình.

D. Phân chia không công bằng công việc đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Câu 3: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy người thân ngồi một mình với vẻ mặt buồn”.

A. Em không quan tâm.

B. Em tâm sự, hỏi han và nói lời động viên, an ủi.

C. Em kể chuyện vui ở trường cho người thân nghe.

D. Em to tiếng với người thân.

Câu 4: Thực hành giải quyết bất đồng trong tình huống sau: “Năm nay anh Nam học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh”. 

A. Lan bực tức trong người nhưng không nói cho bố mẹ biết.

B. Lan mắng anh vì anh không chịu làm việc nhà. 

C. Lan cãi nhau với bố mẹ vì bố mẹ thiên vị anh trai.

D. Lan cần nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và bày tỏ tâm sự của bản thân.

Câu 5: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.

A. Em không quan tâm tới mọi người.

B. Em tạo bầu không khí để mọi người trong gia đình ngồi xuống và chia sẻ về suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết.

C. Em theo phe mẹ và trách mắng bố.

D. Em ngồi nhìn mọi người.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

A. Chị ngã em nâng.

B. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

C. Muốn no thì phải chăm làm/Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

D. Chia ngọt sẻ bùi.

Câu 2: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Mẹ bị đau bụng và đi ngoài, An vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa mẹ uống với hi vọng mẹ sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố đi làm về”.

A. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên cho mẹ ăn cơm để giảm cơn đau.

B. An cần đưa mẹ đi bệnh viện tránh nguy hiểm đến tính mạng.

C. An không nên cho mẹ uống thuốc, để mẹ nằm ngủ là hết đau bụng.

D. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên để mẹ nghỉ ngơi, xoa dầu và ra tiệm thuốc hỏi bác sĩ trước khi cho mẹ uống thuốc.

Câu 3: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Bố đi làm về vừa đói, vừa mệt nên vào giường nằm nghỉ. Minh thấy vậy vội đi pha nước chanh mang đến giường mời bố uống với mong muốn là bố sẽ đỡ mệt hơn”.

A. Trong lúc đói không nên uống nước chanh, Minh nên lấy đồ ăn và rót nước ấm cho bố, để bố nằm nghỉ ngơi.

B. Minh đã quan tâm, chăm sóc bố đúng cách.

C. Minh chưa quan tâm bố, còn mải chơi điện tử và đọc truyện tranh.

D. Minh không nên để bố đi làm.

 

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. B

2. B

3. D

4. B

5. C

6. D

7. C

8. A

9. C

2. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. C

4. B

5. C

6. D

7. D

8. B

9. A

10. D

3. VẬN DỤNG

1. B

2. A

3. B

4. D

5. B

4. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. D

3. A

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân có đáp án, câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân đáp án, đề trắc nghiệmhoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác