Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư sgk Địa lí 5 Trang 84
Việt Nam có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Các dân tộc có sự phân bố dân cư khác nhau. Tuy nhiên, dân cư chủ yếu sinh sống đông đúc ở đồng bằng, ven biển, sống thưa thớt ở miền núi.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Các dân tộc
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có dân đông nhất.
- Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển
- Dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng đồi núi
CH: Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta ?
Trả lời:
- Một số dân tộc ít người ở nước ta là: Mường, Tày, Nùng, Thái, Gia – rai, Ê – đê, Tà – ôi…
2. Mật độ dân số
- Mật độ dân số là dân số trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
- Mật độ dân số nước ta năm 2004 là 249 người/km2
CH: Qua bảng số liệu sau đây, nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước châu Á?
Trả lời:
- So với toàn thế giới, mật độ dân số nước ta cao hơn 5 lần.
- So với một số nước ở Châu Á như Cam – pu – chia, Lào, Trung Quốc. Mật độ dân số nước ta vẫn đứng ở vị trí cao nhất.
3. Phân bố dân cư
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
- Ở đồng bằng, đất chất người đông thừa lao động
- Ở miền núi, nhiều tài nguyên, thưa dân, thiếu lao động.
- Khoảng 3/4 dân số sống ở nông thôn, làm nghề nông.
- Chỉ có 1/4 dân số sống ở thành thị, chủ yếu làm công nghiệp, dịch vụ.
CH: Quan sát lược đồ mật độ dân số, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào?
Trả lời:
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng như đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Dân cư nước ta sống thưa thớt ở vùng đồi núi như Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc…
Bình luận