Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bác Hồ đã từng nói “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Do đó, chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Cụ thể như thế nào, mời các bạn đến với bài học ngay sau đây.

Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặt vấn đề

1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta

2. Chuyện về một người thầy

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện:

  • Tinh thần yêu nước sôi nổi
  • Tinh thần đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước
  • Quyết tâm hi sinh vì đất nước
  • Mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất…

b) Em nhận xét gì về cách cư xử của học trò Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

  • Phạm Sư Mạnh – dù là một quan lớn trong triều đình nhưng vẫn nhớ ơn, tôn trọng thầy giáo của mình.
  • Vẫn giữ tư cách là một người học trò: lễ phép, tôn trọng, kính trọng thầy giáo. Đó là những biểu hiện đạo đức tốt mà chúng ta cần học tập.

=> Đó chính là truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?

  • Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, biết ơn, hiếu thảo, hiếu học….

II. Nội dung bài học

* Khái niệm:

  • Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

* Một số truyền thống tốt đẹp:

  • Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…
  • Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…
  • Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…

* Ý nghĩa:

  • Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quí giá, góp phần phát triển dân tộc và mỗi cá nhân.
  • Việc thừa kế và phát huy là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trách nhiệm:

  • Tự hào, kế thừa, phát huy
  • Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn thương

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Những thái độ, hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.
  • Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
  • Không tôn trọng những người lao động chân tay
  • Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
  • Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
  • Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo
  • Lấy chồng sớm trươc tuổi quy định của pháp luật
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết?

Câu 3: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

  • Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá
  • Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng
  • Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào
  • Không có truyền thống, mỗi cá nhân và dân tộc vẫn phát triển
  • Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
  • Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Câu 4: Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep của dân tộc, của địa phương?

Câu 5: An thường tâm sự với các bạn: “ Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài việc truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”.

Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác