Bài 1: Chí công vô tư

Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn căn dặn các cán bộ, Đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Vậy chí công vô tư nghĩa là gì? Và nó được biểu hiện như thế nào? Mời các bạn cùng đến với bài học “ chí công vô tư”.

Bài 1: Chí công vô tư

A. Kiến thức trọng tâm.

I. Đặt vấn đề

a. Đọc truyện:

  • Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư
  • Điều mong muốn của Bác Hồ.

b. Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

  • Để dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào:
    • Năng lực của người đó.
    • Người có khả năng gánh vác công việc chung mang đến lợi ích chung

=> Ông là người công bằng, không thiên vị.

- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

  • Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đều vì:
    • Quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước.
    • Hạnh phúc và ấm no của nhân dân.
    • “ích quốc, lợi dân”.

=> Bác luôn được mọi người yêu quý, kính trọng, luôn xứng đáng là “ vị cha già của dân tộc”.

- Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

  • Chí công vô tư là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt việc chung lên trên việc riêng.
  • Tác dụng của chí công vô tư: Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

II. Nội dung bài học

* Khái niệm: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

* Ý nghĩa:

  • Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.
  • Được mọi người tin cậy và tôn trọng.

* Rèn đức tính chí công vô tư:

  • Ủng hộ, quý trọng những người có đức tính chí công vô tư.
  • Phê phán những  hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a)  Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

b)  Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua những khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

c)  Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

d)  Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.

e)  Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

f)   Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở cửa, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

b) Người sống chí công vô tư chỉ có thiệt cho mình

c) Học sinh còn nhỉ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư.

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;

e) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Câu 3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?

a)  Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b)  Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c)  Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Câu 4. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác