5 phút giải Lịch sử 9 kết nối tri thức trang 91

5 phút giải Lịch sử 9 kết nối tri thức trang 91. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 18. VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Vào ngày cuối năm 1976, hai con tàu Thống Nhất đồng thời xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn, mang theo ý chí và quyết tâm của toàn dân tộc về sự thống nhất trọn vẹn của đất nước. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những nhiệm vụ mà nhân dân Việt Nam đã hoàn thành để thống nhất đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền và tiến vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn lịch sử mới.

1. THỐNG NHẤT VỀ MẶT ĐẤT NƯỚC

CH1: Khai thác tư liệu trong mục, hãy cho biết vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

CH2: Trình bày nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

2. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ

CH1: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979.

CH2: Việt Nam đã có những hoạt động gì nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1985

CH: Hãy trình bày tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam trong những năm 1976 - 1985

4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991

CH1: Giải thích vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước?

CH2: Hãy nêu nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng.

CH3: Nêu kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1991.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH1: Lập bảng tóm tắt một số thành tựu cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1976 đến năm 1991 (theo gợi ý dưới đây vào vở).

CH2: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một đoạn văn ngắn chứng minh: Đổi mới là lựa chọn “sống còn” đối với dân tộc Việt Nam.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Đề ra đường lối đổi mới với mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây lại dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

- Xây dựng nền kinh tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

1. THỐNG NHẤT VỀ MẶT ĐẤT NƯỚC

CH1: Sau Đại thắng Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

CH2: 

- Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước giữa hai đoàn đại biểu Nam, Bắc diễn ra tại Sài Gòn đã nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (Quốc hội Khoá VI) được tiến hành trong cả nước.

- Trong kì họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua chính sách đối nội và đối ngoại; quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

2. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ

CH1: 

- Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam:

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã có nhiều hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

+ Việt Nam thể hiện thái độ thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường thương lượng hòa bình nhưng chính quyền Pôn Pốt đều từ chối và cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

+ Tháng 12/1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng đơn phương tấn công Tây Ninh để mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

+ Từ ngày 23/12/1978, quân đội Việt Nam mở cuộc tổng phản công và chỉ trong thời gian ngắn đã đánh bại quân xâm lược, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Chiến thắng biên giới Tây Nam cũng tạo thời cơ lớn cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ vệ biên giới phía Bắc:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật và có nhiều hành động khiêu khích, xâm phạm ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam.

+ Ngày 17/2/1979, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc.

+ Quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trận chiến quyết liệt đã diễn ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,...

+ Trước cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, Trung Quốc phải tuyên bố rút quân.Tuy nhiên, tình hình trên tuyến biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng kéo dài cho tới cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

CH2: 

- Việt Nam tiếp tục quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các đơn vị hành chính được thành lập như: huyện Bạch Long Vĩ (Hải Phòng, huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), huyện Trường Sa (Khánh Hòa),...

- Nhiều văn bản pháp lí liên quan đến các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được ban hành.

- Nhiều tuyên bố về chủ quyền biển, đảo của Nhà nước Việt Nam cũng được công khai tại các diễn đàn quốc tế.

3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1985

CH: 

- Tình hình chính trị: 

+ Sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Hiến pháp mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua, bộ máy chính quyền trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố và kiện toàn,...

+ Phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa; từng bước thiết lập quan hệ với các nước ASEAN, gia nhập tổ chức Liên hợp quốc.

 - Tình hình kinh tế:

+ Một số công trình lớn được xây dựng là thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, nhiệt điện Phả Lại, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương,...

+ Các ngành sản xuất trong cả nước được tổ chức theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc tập trung.

+ Thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể dược tăng cường. Nhiều công trình hạ tầng lớn cũng được xây dựng.

+ Từng bước khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh; khôi phục phần lớn cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam; khai thông giao lưu hàng hoá giữa hai miền Bắc – Nam.

- Tình hình xã hội: 

+ Hoạt động giáo dục, văn hoá được đẩy mạnh để xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

+ Cải cách giáo dục được tiến hành, thống nhất giáo dục phổ thông trong cả nước. Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học dược xây dựng khá hoàn chỉnh.

+ Mặc dù thu nhập của người dân được cải thiện song đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn.

4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991

CH1: 

- Bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi do tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá.

- Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa có nhiều biến động. Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa và bước đầu đạt được kết quả tích cực. Năm 1985, Liên Xô cũng tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

- Ở Việt Nam, đất nước cũng ở trong tình trạng khủng hoảng, trước hết là về kinh tế – xã hội, hơn nữa còn bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị.

- Tình hình thế giới và trong nước như vậy đã đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải tiến hành đổi mới nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

CH2: 

- Về kinh tế:

+ Xoá bỏ mô hình quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

+ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tế đối ngoại.

- Về chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

CH3: 

- Kết quả:

+ Tình hình đất nước về mọi mặt cơ bản ổn định, phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,...

+ Hoạt động của các tổ chức chính trị được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ: tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực của các cơ quan dân cử,... 

+ Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, từ đó tạo môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tuy nhiên, đất nước lúc này chưa ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Nền kinh tế phát triển vẫn mất cân đối, chỉ số lạm phát còn ở mức cao. Nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết như: sự bất hợp lí của chế độ tiền lương có dấu hiệu gia tăng, phân hoá giàu – nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn,...

 - Ý nghĩa: khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc để ra và thực hiện đường lối đổi mới, từ đó, đem lại niềm tin và tạo ra sức mạnh cho nhân dân trong giai đoạn tiếp theo.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH1:

Nội dung

Thành tựu tiêu biểu

1976 - 1985

Chính trị - đối ngoại

- Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội

- Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố và kiện toàn

- Phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa; từng bước thiết lập quan hệ với các nước ASEAN, gia nhập tổ chức Liên hợp quốc.

Kinh tế - xã hội

- Một số công trình lớn được xây dựng

- Thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể dược tăng cường. Nhiều công trình hạ tầng lớn cũng được xây dựng

- Từng bước khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Hoạt động giáo dục, văn hoá được đẩy mạnh .

- Cải cách giáo dục được tiến hành, thống nhất giáo dục phổ thông trong cả nước.

- Mặc dù thu nhập của người dân được cải thiện song đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn.

Bảo vệ Tổ quốc

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ: bảo vệ biên giới Tây Nam, bảo vệ biên giới phía bắc.

1986 - 1991

Chính trị - đối ngoại

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Kinh tế - xã hội

- Xoá bỏ mô hình quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước

- Kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tế đối ngoại

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

- Quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các đơn vị hành chính được thành lập .

- Nhiều văn bản pháp lí liên quan đến các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được ban hành

- Nhiều tuyên bố về chủ quyền biển, đảo của Nhà nước Việt Nam cũng được công khai tại các diễn đàn quốc tế

CH2: Đổi mới là lựa chọn “sống còn” đối với dân tộc Việt Nam bởi vào thời điểm đó Việt Nam ở trong tình trạng khủng hoảng, trước hết là về kinh tế – xã hội, hơn nữa còn bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị. Cùng với tình hình thế giới đã đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải tiến hành đổi mới nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đây là niềm tự hào, là động lực, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 9 kết nối tri thức, giải Lịch sử 9 kết nối tri thứctrang 91, giải Lịch sử 9 KNTT trang 91

Bình luận

Giải bài tập những môn khác