5 phút giải Lịch sử 9 chân trời sáng tạo trang 55

5 phút giải Lịch sử 9 chân trời sáng tạo trang 55. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 11. NƯỚC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các nước Tây Âu đã trả qua một thời kỳ tăng trưởng mạnh về kinh tế, được gọi là “Ba mươi năm rực rỡ”. Liệu thực sự tăng trưởng đó chỉ toàn là “rực rỡ”? Thực chất tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu đã diễn ra như thế nào? 

1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991

CH: Dựa vào các tư liệu 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị của nước Mỹ trong thời kỳ 1945 – 1991

Theo em, sự kiện nào ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình chính trị nước Mỹ những năm 70 của thế kỉ XX? Vì sao?

2. Các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

CH: Hãy trình bày đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Hãy xác định trên lược đồ 11.8 tên các nước tham gia Cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957 và Liên minh châu Âu năm 1991

LUYỆN TẬP

CH: Hãy vẽ sơ đồ tư duy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ và các nước Tây Âu giai đoạn 1945 – 1991 

VẬN DỤNG 

CH: Anh – một trong các quốc gia sáng lập đã rời khỏi tổ chức Liên minh châu Âu vào năm 2020. Hãy tham khảo thêm thông tin để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về sự kiện này

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH:

Tây Âu: 

Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.

Giai đoạn 1945 – 1950: Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.

Giai đoạn 1950 – 1973: Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

Giai đoạn 1973 – 1991: ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béc lin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).

Từ năm 1991 đến năm 2000: Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La tinh…

Mỹ: 

Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

Giai đoạn 1973 – 1991: suy thoái.

Giai đoạn 1991 – 2000: Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó.

1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991

CH: 

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

+ Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

+ Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

+ 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

+ Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Về chính trị:

– Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản. 

–  Chính trị không hoàn toàn ổn định: mâu thuẫn giai cấp, xã hội và sắc tộc… 

– Đấu tranh giai cấp, xã hội ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ: Đảng Cộng sản Mĩ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

+ Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn

+ Năm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước.

* Chính trị: 

– Chính trị không ổn định, nhiều vụ bê bối chính trị xảy ra (Irangate-1985), Watergate…

– Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh. Học thuyết Reagan và chiến lược “Đối đầu trực tiếp” chủ trương tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lược và điểm nóng thế giới.

– Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12 – 1989, Mĩ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” nhưng Mĩ và các đồng minh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

+ Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

+ Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chính phủ Mỹ cố gắng lấy lại niềm tin của người dân sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam và những vụ bê bối quốc gia; cải thiện với Liên Xô, Trung Quốc. Đặc biệt là sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trong năm 1989. 

2. Các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

CH: 

* Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

– Kinh tế:

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.

+ Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

+ Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.

– Chính trị: 

+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội

+ Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa của mình.

+ Từ 1945 - 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

+ Giai cấp tư sản gạt những người công sản ra khỏi chính phủ - Pháp, Anh, Ý.

+ Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO - do Mĩ đứng đầu.

+ Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và  Mã lai; Hà lan trở lại In đô nê xi a.

+ 1950 – 1973: nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển, đồng thời có nhiều biến động chính trị.

* Từ năm 1973 đến năm 1991

– Đến đầu thập kỉ  90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.

– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Quá  trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.

– Chính trị: 

+ 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm tình hình Tây Âu dịu đi

+ Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

+ 1989, “Bức tường Berlin” bị phá bỏ và nước Đức thống nhất (3/10/1990)

* Từ 1991 đến năm 2000

– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.

– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%.

– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế  giới. Đến giữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại.

– Chính trị: 

+ Thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, cơ bản là ổn định.

+ Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.

+ Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

+ Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

LUYỆN TẬP

CH: 

Tây Âu: 

Mỹ: 

VẬN DỤNG 

CH: Nước Anh đã chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào đêm qua 31/12 sau gần nửa thế kỷ gắn bó và sau 4 năm rưỡi tiến hành trưng cầu dân ý để rời khối này. Về mặt pháp lý, Anh đã rời EU từ 31/1/2020, nhưng đã có một số vướng mắc trong các cuộc đàm phán để đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do với Brussels. Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) được cho là mở ra hướng đi mới cho cả Anh và EU, tuy nhiên cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với tình hình kinh tế, chính trị của hai bên. Anh đã chuyển vai trò từ một bên tham gia định hình chính sách của EU, thành một trong những chủ thể hành động đối ngoại của EU. Điểm nổi bật của quan hệ Anh - EU sau Brexit là hai bên gần như hoàn toàn tập trung vào đàm phán thương mại, mà chưa có bất kỳ cuộc đàm phán nào về đối ngoại, an ninh và quốc phòng. Anh vẫn duy trì các quan hệ song phương và đa phương với EU, nhưng mối quan hệ tổng thể giữa hai bên đang trong tình trạng bất ổn. Điều này sẽ hạn chế hợp tác trong tương lai. Về thỏa thuận thương mại, mặc dù đến phút chót, hai bên đã ký kết được thỏa thuận, nhưng cuộc “chia tay” này khiến EU “thiệt hại” hơn so với Anh, vì Brexit khiến EU nhận thấy lực hướng tâm không lấn át được lực ly tâm trong quá trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa châu lục. Quan hệ hai bên vẫn được duy trì, nhưng chưa có nhiều tiến triển với tư cách là hai thực thể độc lập. Cả hai bên còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để những gì mà họ đặt bút ký kết trở thành thực tế.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 9 chân trời sáng tạotrang 55, giải Lịch sử 9 CTST trang 55

Bình luận

Giải bài tập những môn khác