5 phút giải Lịch sử 11 cánh diều trang 72

5 phút giải Lịch sử 11 cánh diều trang 72. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KIẾN THỨC MỚI

1. Bối cảnh lịch sử

CH: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.

2. Nội dung cải cách

a. Bộ máy chính quyền trung ương

CH: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2 (SGK, tr.74), trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền trung ương.

b. Bộ máy chính quyền địa phương

CH: Trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền trung ương và địa phương.

3. Kết quả, ý nghĩa

Ch: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng.

LUYỆN TẬP

CH1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng.

CH2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng.

VẬN DỤNG

CH3: Nêu một số nội dung cải cách của Minh Mạng có thể kế thừa trong đời sống xã hội hiện nay.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KIẾN THỨC MỚI

1. Bối cảnh lịch sử

CH:

  • Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Trước đó nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.

  • Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. 

+ Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện. 

+ Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

2. Nội dung cải cách

a. Bộ máy chính quyền trung ương

CH:

  • Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.

  • Các cơ quan chuyên môn quan trọng trong triều đình tiếp tục được kiện toàn hoàn chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Tiêu biểu như Hàn lâm viện (soạn thảo văn bản), Quốc Tử Giám (giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài), Thái y viện (chăm sóc sức khoẻ, quản lí hoạt động y tế), Khâm thiên giảm (làm lịch, xem ngày giờ, báo giờ, quan sát và dự đoán các hiện tượng thiên văn, thời tiết)...

  • Thành lập các cơ quan mới như Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện.

  • Nội các thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng, có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ẩn tín, lưu trữ châu bản.

  • Đô sát viện thành lập năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.

  • Cơ mật viện thành lập năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.

  • Bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan ở kinh đô còn có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương).

  • Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt.

=> Cải cách tập trung quyền lực vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường. 

b. Bộ máy chính quyền địa phương

CH:

  • Từ 1831 đến 1832, Minh Mạng lần lượt xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành cùng chức Tổng trấn, đồng thời đổi các dinh – trấn trên cả nước thành 30 tỉnh, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều đình trung ương. 

  • Cho ra đời của đơn vị hành chính cấp tỉnh gắn liền với hệ thống cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc mới.

  • Bên dưới cấp tỉnh, hệ thống hành chính cấp phủ, huyện – châu, tổng, xã và các cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc cũng được hoàn thiện. Việc bố trí chức quan căn cứ vào quy mô diện tích, dân số, ruộng đất, mức độ công việc và trình độ phát triển ở địa phương.

  • Đối với vùng dân tộc thiểu số phía bắc, Minh Mạng giao cho quan lại người Kinh quản lí, bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng; thiết lập cấp tổng như ở miền xuôi; đổi các bản, sách, động thành xã.

3. Kết quả, ý nghĩa

CH:

  • Kết quả: 

- Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ (vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội);

- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước

- Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

  • Ý nghĩa:

- Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.

- Cuộc cải cách Minh Mạng cũng để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.

LUYỆN TẬP

CH1:

2

CH2:

3

VẬN DỤNG

CH3:

  • Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.

  • Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh,  quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

  • Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 11 cánh diều, giải Lịch sử 11 cánh diều trang 72, giải Lịch sử 11 CD trang 72

Bình luận

Giải bài tập những môn khác