Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 10 chân trời bài tập cuối chương IV

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 10 bài tập cuối chương IV - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giá trị của biểu thức M = tan1° x tan2° x tan3° x ... x tan89° là:

  • A. ‒1;
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. 1;
  • D. 2.

Câu 2: Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A. Nếu $a^{2} + b^{2} – c^{2} < 0$ thì $\widehat{C}$ là góc vuông;
  • B. Nếu $a^{2} + b^{2} – c^{2} < 0$ thì $\widehat{C}$ là góc nhọn;
  • C. Nếu $a^{2} + b^{2} – c^{2} > 0$ thì $\widehat{C}$ là góc nhọn;
  • D. Nếu $a^{2} + b^{2} – c^{2} > 0$ thì $\widehat{C}$ là góc tù;

Câu 3: Tam giác ABC có góc B tù, AB = 3, AC = 4 và có diện tích bằng $3\sqrt{3}$. Số đo góc A là:

  • A. 30°;
  • B. 45°;
  • C. 60°;
  • D. 120°.

Câu 4: Cho tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. sinB + sinC > sinA;
  • B. sinA + sinC > sinB;
  • C. sinA + sinB > sinC;
  • D. sinA + sinB < sinC.

Câu 5: Một tam giác có ba cạnh là 52, 56, 60. Gọi R, r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác. Khi đó R. r bằng:

  • A. 260;
  • B. 520;
  • C. 1040;
  • D. 130.

Câu 6: Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a

  • A. $r=\frac{a\sqrt{3}}{4}$
  • B. $\frac{a\sqrt{2}}{5}$
  • C. $\frac{a\sqrt{3}}{6}$
  • D. $\frac{a\sqrt{5}}{7}$

Câu 7: Tam giác ABC có AB = 5, AC = 8 và $\widehat{BAC}=60°$. Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác đã cho

  • A. r = 1
  • B. r = 2
  • C. $r=\sqrt{3}$
  • D. $r=2\sqrt{3}$

Câu 8: Cho tam giác ABC có AB = 8, AC = 9, BC = 10. Tam giác ABC là tam giác:

  • A. Tam giác nhọn;
  • B. Tam giác vuông;
  • C. Tam giác tù;
  • D. Tam giác đều.

Câu 9: Cho $\widehat{xOy}=30°$. Gọi A và B là hai điểm di động lần lượt trên Ox và Oy sao cho AB = 1. Độ dài lớn nhất của đoạn OB bằng:

  • A. $\frac{3}{2}$
  • B. $\sqrt{3}$
  • C. $2\sqrt{2}$
  • D. 2

Câu 10: Giá trị α (0° ≤ α ≤ 180°) thoả mãn tanα = 1,607 gần nhất với giá trị:

  • A. 0.03°;
  • B. 3°;
  • C. 58°;
  • D. 122°;

Câu 11: Cho tam giác ABC. Giá trị biểu thức sinA x cos(B + C) + cosA  x sin(B + C) là:

  • A. ‒1;
  • B. 0;
  • C. 1;
  • D. 2.

Câu 12: Tam giác ABC có với BC = a, AC = b, AB = c thì câu nào sau đây là đúng?

  • A. $a^{2} = b^{2} + c^{2} ‒ bc$;
  • B. $a^{2} = b^{2} + c^{2} ‒ 3bc$;
  • C. $a^{2} = b^{2} + c^{2} + bc$;
  • D. $a^{2} = b^{2} + c^{2} + 3bc$.

Câu 13: Cho tam giác ABC thỏa mãn: $cosAsin\frac{B-C}{2}=0$. Khi đó ABC là một tam giác:

  • A. Tam giác vuông;
  • B. Tam giác cân;
  • C. Tam giác vuông hoặc cân;
  • D. Tam giác đều.

Câu 14: Tam giác ABC có AB = 10, AC = 24, diện tích bằng 120. Độ dài đường trung tuyến AM là:

  • A. $7\sqrt{3}$
  • B. 13;
  • C. $11\sqrt{2}$
  • D. 26.

Câu 15: Tam giác ABC vuông tại A có AB = AC = 30 cm. Hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G. Diện tích tam giác GEC là:

  • A. $50\sqrt{2}cm^{2}$
  • B. 50 cm$^{2}$;
  • C. 75 cm$^{2}$;
  • D. $15\sqrt{105}cm^{2}$

Câu 16: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn bán kính R, AB = R, $AC=R\sqrt{2}$. Tính số đo của $\widehat{A}$ biết $\widehat{A}$ là góc tù.

  • A. 105°;
  • B. 120°;
  • C. 135°;
  • D. 150°.

Câu 17: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4, BC = 6. M là trung điểm của BC, N là điểm trên cạnh CD sao cho ND = 3NC. Khi đó bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN bằng:

  • A. $\frac{3\sqrt{5}}{2}$
  • B. $\frac{5\sqrt{2}}{2}$
  • C. $3\sqrt{5}$
  • D. $5\sqrt{2}$

Câu 18: Tam giác có ba cạnh lần lượt là $\sqrt{3},\sqrt{2}$ và 1. Độ dài đường cao ứng với cạnh lớn nhất là:

  • A. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
  • B. $\frac{3}{2}$
  • C. $\frac{\sqrt{6}}{6}$
  • D. $\frac{\sqrt{6}}{3}$

Câu 19: Tam giác ABC có ba cạnh là 6, 8, 10. Khi đó, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC là:

  • A. $\sqrt{3}$
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1

Câu 20: Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào sai?

  • A. sin0° + cos0° = 0;
  • B. sin90° + cos90° = 1;
  • C. sin180° + cos180° = ‒1;
  • D. sin60°+cos60° = $\frac{\sqrt{3}+1}{2}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác