Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 7 Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 7 Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì- sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của R là:

  • A. R2O.                            
  • B. R2O3.                           
  • C. R2O7.                           
  • D. RO3.

Câu 2: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của R là:

  • A. R2O.                            
  • B. R2O3.                           
  • C. R2O7.                           
  • D. RO3.

Câu 3: Nguyên tố R thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của R là:

  • A. RH.                              
  • B. RH2.                             
  • C. RH3.                            
  • D. RH4.

Câu 4: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của R là:

  • A. RH.                              
  • B. RH2.                             
  • C. RH3.                            
  • D. RH4.

Câu 5: Oxide cao nhất của R có dạng R2On, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

  • A. RHn.                            
  • B. RH2n.                           
  • C. RH8–n.                         
  • D. RH8–2n.

Câu 6: Oxide cao nhất của R có dạng R2O5, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

  • A. RH.                              
  • B. RH2.                             
  • C. RH3.                            
  • D. RH4.

Câu 7: Oxide cao nhất của R có dạng RO3, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

  • A. RH.                              
  • B. RH2.                             
  • C. RH3.                            
  • D. RH4.

Câu 8: Hợp chất khí với H của R có dạng RH4, công thức oxide cao nhất của R có dạng:

  • A. R2O5.                           
  • B. RO2.                             
  • C. R2O3.                           
  • D. R2O7.

Câu 9: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxide cao nhất ứng với công thức R2O3?

  • A. Mg.                              
  • B. Al.                                
  • C. Si.                                
  • D. P.

Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

  • A. XOH.                           
  • B. X(OH)2.                       
  • C. X(OH)3.                       
  • D. X(OH)4

Câu 11: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

  • A. XOH.                           
  • B. X(OH)2.                       
  • C. X(OH)3.                       
  • D. X(OH)4.

Câu 12: Nguyên tố X thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

  • A. HXO.                           
  • B. HXO3.                         
  • C. H2XO4.                        
  • D. H3XO4.

Câu 13: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

  • A. HXO.                           
  • B. HXO3.                         
  • C. H2XO4.                        
  • D. H3XO4

Câu 14: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
  • B. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
  • C. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần đồng thời tính base của chúng giảm dần.
  • D. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần đồng thời tính base của chúng tăng dần. 

Câu 15: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

  • A. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
  • B. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
  • C. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần đồng thời tính base của chúng giảm dần.
  • D. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần đồng thời tính base của chúng tăng dần.

Câu 16: Cho các nguyên tố nhóm VIA và số hiệu nguyên tử tương ứng là 16S, 34Se, 52Te. Sắp xếp các hợp chất H­2SO4, H2SeO4, H2TeO4 theo chiều tăng dần tính acid

  • A. H2SO4 < H2TeO4 < H2SeO4.                                 
  • B. H2SeO4 < H2TeO4 < H2SO4.
  • C. H2SO4 < H2SeO4 < H2TeO4.                                 
  • D. H­2TeO4 < H2SeO4 < H2SO4.

Câu 17: Sắp xếp các hợp chất H2CO3, H2SiO3, HNO3 theo chiều giảm dần tính acid

  • A. H2SiO3 > H2CO3 > HNO3.                                    
  • B. HNO3 > H2SiO3 > H2CO3.
  • C. HNO3 > H2CO3 > H2SiO3.                                    
  • D. H2SiO3 > HNO3 > H2CO3.

Sử dụng dữ kiện dưới đây để trả lời các câu hỏi 18, 19

Nguyên tố R có thể tạo ra oxide R2O5 tương ứng với với hóa trị cao nhất. Trong hợp chất của nó với hydro, nguyên tố R chiếm 82,35 % về khối lượng.

Câu 18: Hóa trị của R trong hợp chất với hydro là

  • A. 2.                                  
  • B. 3.                                  
  • C. 4.                                  
  • D. 5.

Câu 19: Nguyên tố R là

  • A. nitrogen                              
  • B. phosphorus.                       
  • C. sufur.                   
  • D. carbon. 

Câu 20: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

  • A. Zn.                               
  • B. Cu.                               
  • C. Mg.    
  • D. Fe

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác