Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 16 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 16 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 2: Cho phản ứng : 2KClO(r) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2KCl(r)  + 3O2 (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là 

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Áp suất.
  • C. Chất xúc tác.
  • D. Kích thước các tinh thể KClO3.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • C. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • D. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.

Câu 4: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • D. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 5: Cho các yếu tố sau: (1) nồng độ; (2) áp suất; (3) nhiệt độ; (4) diện tích tiếp xúc; (5) chất xúc tác. Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Chỉ có các yếu tố (1), (2), (3), (4) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • B. Chỉ có các yếu tố (2), (3), (4), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • C. Chỉ có các yếu tố (1), (3), (5) ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • D. Các các yếu tố (1), (2), (3), (4), (5)  đều có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 6: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.

(1) Dùng nồi áp suất                             (3) Chặt nhỏ thịt cá.             

(2) Cho thêm muối vào.                        (4) Nấu cùng nước lạnh.   

Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là:

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 3, 4.
  • C. 2, 3, 4.
  • D. 1, 2, 4.

Câu 7: Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau và có kích thước như nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?

  • A. Fe + dung dịch HCl 0,1 M.
  • B. Fe + dung dịch HCl 0,2 M.
  • C. Fe + dung dịch HCl 0,3 M.
  • D. Fe + dung dịch HCl 0,5 M. 

Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?

  • A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
  • B. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
  • C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
  • D. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.

Câu 9: Cho 5 gam Zinc (kẽm) viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Tốc độ của phản ứng không đổi khi

  • A. thay 5 gam Zinc viên bằng 5 gam kẽm bột.
  • B. đun nóng dung dịch.
  • C. thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100 ml dung dịch H2SO4 2M.
  • D. thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa.

Câu 10: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):

(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M             

(2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M

Kết quả thu được là:

  • A.  (1) nhanh hơn (2).
  • B.  (2) nhanh hơn (1).
  • C.  như nhau.
  • D.  không xác định được.

Câu 11: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)

Cho các yếu tố : (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là

  • A. 1, 3.
  • B. chỉ 3.
  • C. 1, 2.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 12: Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng ?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Nồng độ Z và T.
  • C. Chất xúc tác.
  • D. Nồng độ X và Y.

Câu 13: Người ta thường sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi. Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng nung vôi?

  • A. Tăng nhiệt độ của phản ứng lên khoảng 900$^{o}$C.
  • B. Thổi khí nén vào lò nung vôi.
  • C. Tăng nồng độ khí carbonic.
  • D. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.

Câu 14: Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 2, 3.
  • C. 3.
  • D. 1, 4.

Câu 15: Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:

(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.

(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.

(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột iron.

(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.

Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 16: Khi cho cùng một lượng nhôm (Aluminium) vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  • A. Dạng viên nhỏ.
  • B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
  • C. Dạng tấm mỏng.
  • D. Dạng nhôm dây. 

Câu 17: Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm khi

  • A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
  • B. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1 M vào hệ ban đầu.
  • C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
  • D. thêm 100 ml dung dịch HCl 4 M.

Câu 18: Trong phản ứng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối kali clorat:

(a) Dùng chất xúc tác manganese dioxide (MnO2).

(b) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.

(c) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

Những biện pháp nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng là

  • A. a, c.
  • B. a, b.
  • C. b, c.
  • D. a, b, c.

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A. Nồng độ.
  • B. Chất xúc tác.
  • C. Áp suất.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 20: Cho 5,6 gam lá sắt (iron) kim loại vào 50ml dung dịch axit HCl 3M ở nhiệt độ 30oC. Trường hợp nào sau đây sẽ không làm tăng tốc độ phản ứng

  • A. thay 5,6 gam lá sắt bằng 2,8 gam lá sắt.
  • B. thay axit HCl 3M thành axit HCl 4M.
  • C. tăng nhiệt độ phản ứng lên 50$^{o}$C.
  • D. thay 5,6 gam lá sắt bằng 5,6 gam bột sắt.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác