Tóm tắt kiến thức công nghệ 7 kết nối bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 7 kết nối bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI

- Vai trò:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.

+ Cung cấp sức kéo

+ Làm cảnh, canh giữ nhà

+ Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm cho con người: thịt, trứng, sữa,…

- Những loại vật nuôi nào cho sức kéo: trâu, bò, ngựa,…

- Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: tác động qua lại lần nhau

+ Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt

+ Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi

- Triển vọng của ngành chăn nuôi:

+ Chăn nuôi đang hướng tới phát triển công nghệ cao

+ Chăn nuôi bền vững để cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, bảo vệ môi trường tốt hơn.

II. VẬT NUÔI

1. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta

- Những vật nuôi là gia súc: lợn, bò, dê, trâu

+ Mục đích: sản xuất hàng hóa ; thực phẩm (lấy thịt, sữa); sức lao động

- Những vật nuổi là gia cầm: gà, ngỗng, vịt, ngan

+ Mục đích: nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác, lấy lông vũ.

2. Vật nuôi đặc trưng vùng miền

- Gọi là vật nuôi đặc trưng vùng miền vì:

+ Chúng được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương

+ Có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm

- Một số loại vật nuôi đặc trưng vùng miền và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó:

+ Bò u đầu rìu

+ Lợn đen Lũng Pù

III. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHAN NUOI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

1. Chăn nuôi nông hộ

- Chăn nuôi nông hộ:

+ Là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở Việt Nam

+ Người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít

+ Chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao

+ Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường

- Chăn nuôi trang trại:

+ Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn

+ Có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh

+ Có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người

IV. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG CHĂN NUÔI

1. Bác sĩ thú ý

- Là những người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc, vắc-xin cho vật nuôi.

- Phẩm chất cần có: yêu động vật, cẩn thận, tỉ mị, khéo tay

2. Kỹ sư chăn nuôi

- Là những người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi; chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.

- Phẩm chất cần có: yêu động vật, thích nghiên cứu khoa học, thích chăm sóc vật nuôi.

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

1. Vệ sinh khu vực chuồng trại

- Thường xuyên vệ sinh khu chuồng trại và khu vực xung quanh, giữ cho chuồng nuôi luôn sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

2. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi

- Nếu chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi.

- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom triệt để càng sớm càng tốt, bảo quản và lưu trữ đúng nơi quy định, không để chúng phát tán ra môi trường.

- Những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Công nghệ biogas

+ Ủ phân hữu cơ

+ Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học

+ Xử lý bằng công nghệ ép tách phân

+ Xử lý nước thải bằng ôxy hóa

+ Sử dụng chế phẩm Bio-catalyse

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi, kiến thức trọng tâm công nghệ 7 kết nối bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi, nội dung chính bài Giới thiệu về chăn nuôi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác