Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

1. Đơn chất

  • Đơn chất là những chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
  • Đơn chất được phân thành kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng. Ở điều kiện thường:
    • Các kim loại như đồng, sắt, nhôm,…) tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lỏng).
    • Các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (sulfur, carbon,…), thể khí (như hydrogen, nitrogen,…) và thể lỏng như bromine.
    • Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí.

2. Hợp chất

  • Hợp chất là chất được tạo nên từ hai  hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, có hàng chục triệu hợp chất khác nhau.
  • Các loại hợp chất:
    • Hợp chất chứa 2 nguyên tố
    • Hợp chất chứa 3 nguyên tố
    • Các chất phức tạp
    • Các hợp chất vô cơ

II. PHÂN TỬ

1. Khái niệm

  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử được chia thành hai loại:
    • Phân tử đơn chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có cùng một nguyên tố hóa học.
    • Phân tử hợp chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có nguyên tố hóa học khác nhau.

2. Khối lượng phân tử

Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. (đơn vị: amu)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Phân tử - đơn chất - hợp chất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác