Video giảng Vật lí 11 Chân trời Bài 5 Sóng và sự truyền sóng

Video giảng Vật lí 11 Chân trời Bài 5 Sóng và sự truyền sóng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: SÓNG VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG

Chào mừng các em cùng đồng hành với cô tìm hiểu bài học này hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau: 

- Nêu được ví dụ thực tế chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Quan sát hình ảnh, thảo luận để so sánh được sóng dọc và sóng ngang.

- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Khi nhắc đến sóng, có lẽ hầu như các em đều liên tưởng đến hình ảnh dưới đúng không nào?

BÀI 5: SÓNG VÀ SỰ TRUYỀN SÓNGChào mừng các em cùng đồng hành với cô tìm hiểu bài học này hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau: - Nêu được ví dụ thực tế chứng tỏ sóng truyền năng lượng.- Quan sát hình ảnh, thảo luận để so sánh được sóng dọc và sóng ngang.- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGKhi nhắc đến sóng, có lẽ hầu như các em đều liên tưởng đến hình ảnh dưới đúng không nào?Vậy thì sóng là gì?Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 5: Sóng và sự truyền sóng.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Vậy thì sóng là gì?

Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 5: Sóng và sự truyền sóng.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. QUÁ TRÌNH TRUYỀN SÓNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình truyền sóng

Nêu nguyên nhân tạo nên sóng truyền trong một môi trường?

Hãy mô tả quá trình truyền sóng trên mặt nước?

Video trình bày nội dung:

1. Khái niệm sóng

*Thảo luận 1 (SGK – tr34)

Trong Hình 5.2, khi ta gõ tay lên bàn liên tục và đủ mạnh, cốc nước sẽ thực hiện dao động, điều này có thể dễ dàng quan sát thông qua bề mặt của nước trong cốc. Nghĩa là, dao động do việc gõ lên bàn của tay đã lan truyền trong không gian (mặt bàn) đến cốc nước làm cốc nước cũng dao động.

Thảo luận 2 (SGK – tr35)

Trong điều kiện trời lặng gió, sóng lan truyền qua vị trí của quả bóng làm cho bóng dao động theo phương thẳng đứng. Do đó, ta thấy quả bóng chuyển động nhấp nhô lên xuống và vị trí của quả bóng trên mặt nước là không đổi.

*Kết luận:

Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.

2. Quá trình truyền năng lượng của sóng

*Thảo luận 3 (SGK – tr35)

Khi sóng địa chấn truyền đến, mặt đất thực hiện các dao động và bị sạt lở, gây nứt vỡ, sụp đổ các công trình xây dựng. Một trận động đất cường độ lớn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về sinh mạng, của cải vật chất.

*Kết luận:

Quá trình truyền sóng, dù là sóng cơ hay sóng điện từ, đều là quá trình truyền năng lượng. Khi sóng cơ  truyền trong một môi trường, năng lượng của sóng là tổng hợp của động năng và thế năng của phần tử vật chất dao động.

II. SÓNG DỌC VÀ SÓNG NGANG

Hoạt động 2. Tìm hiểu sóng dọc và sóng ngang

Sóng dọc là gì? Cho ví dụ trong thực tế.

Sóng ngang là gì? Cho ví dụ trong thực tế.

Video trình bày nội dung:

*Thảo luận 4 (SGK – tr35)

- Hình 5.5a: Phương truyền sóng là phương dọc theo trục lò xo, các vòng lò xo cũng thực hiện dao động theo phương dọc theo trục lò xo.

- Hình 5.5b: Phương truyền sóng là phương dọc theo trục lò xo, các vòng lò xo dao động theo phương vuông góc với trục lò xo.

*Kết luận:

Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang truyền sóng.

- Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

- Sóng ngang có thể truyền trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

- Sóng dọc có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí.

*Luyện tập (SGK – tr36)

Trong thực tế, sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc, sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. Khi động đất xảy ra, có cả sóng dọc (sóng sơ cấp P) và sóng ngang (sóng thứ cấp S) được truyền đi từ tâm chấn.

...........

Nội dung video bài 5: Sóng và sự truyền sóng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác