Video giảng Vật lí 11 Chân trời Bài 12 Điện trường

Video giảng Vật lí 11 Chân trời Bài 12 Điện trường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12: ĐIỆN TRƯỜNG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
  • Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.
  • Sử dụng biểu thức , tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.
  • Mô tả được đặc điểm của điện trường đều.
  • Vận dụng được công thức cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm.
  • Dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và giải quyết bài toán sau: Quả cầu mang điện có khối lượng 0,1g treo trên sợi dây mảnh được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E=1000V/m, khi đó dây treo bị lệch một góc 450 so với phương thẳng đứng, lấy g=10m/s2. Điện tích của quả cầu có độ lớn bằng?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Khái niệm điện trường

Theo em,  Điện trường là?

Video trình bày nội dung:

- Điện trường là dạng vật chất bao quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

*Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr74)

- Treo một quả cầu nhỏ tích điện vào một sợi dây cách điện. Trên quả cầu có gắn cảm biến lực để đo lực căng dây tác dụng lên quả cầu. 

- Ban đầu, trước khi đặt quả cầu vào vùng có điện trường, quả cầu có vị trí cân bằng và cảm biến lực cho giá trị bằng với trọng lượng của quả cầu. 

- Khi đặt quả cầu nhỏ được treo bởi sợi dây vào vùng không gian cần xem xét, nếu có lực điện tác dụng lên điện tích thử thì giá trị của cảm biến lực sẽ thay đổi. 

- Ngoài ra, nếu vectơ điện trường không có phương thẳng đứng thì vị trí cân bằng mới của quả cầu sẽ tương ứng với trường hợp dây treo bị lệch một góc nhất định so với phương thẳng đứng.

Nội dung 2: Cường độ điện trường

Cường độ điện trường do điện tích Q sinh ra tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. Vậy đây là một đại lượng vecto và được xác định bởi biểu thức nào?

Video trình bày nội dung:

*Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr74)

- Xét một điện tích Q gây ra điện trường trong một vùng không gian. Lần lượt đặt các điện tích thử q vào vùng điện trường do Q sinh ra tại các vị trí khác nhau. Khảo sát lực tĩnh điện do Q tác dụng lên điện tích thử, lập tỉ số độ lớn lực tương tác và điện tích thử q tại từng vị trí đang xét và rút ra kết luận.

*Kết luận

- Cường độ điện trường do điện tích Q sinh ra tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. Đây là một đại lượng vecto và được xác định bởi biểu thức:

BÀI 12: ĐIỆN TRƯỜNG

Với F là lực do điện tích Q tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó.

- Trong hệ SI, cường độ điện trường có đơn vị là N/C. Ngoài ra, đơn vị thường dùng của cường độ điện trường là V/m.

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr75)

a) Lực điện có cùng phương, cùng chiều với vecto cường độ điện trường.

b) Lực điện có cùng phương, ngược chiều với vecto cường độ điện trường.

………..

Nội dung video Bài 12: Điện trường còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác