Video giảng Tin học 9 chân trời Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin

Video giảng Tin học 9 Chân trời Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 5: TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Sử dụng được hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí.
  • Biết được khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.
  • Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Để khởi động bài học, các em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi khởi động trong sách giáo khoa trang 22: “Hãy trình bày hiểu biết của em về việc sử dụng cỡ chữ, màu sắc, hình ảnh, biểu đồ, và video một cách hợp lý trong bài trình chiếu và sơ đồ tư duy.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí

Trong hoạt động này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng hình ảnh, biểu đồ, và video để truyền tải thông tin một cách hiệu quả. Các em hãy nêu những ưu điểm của các phương tiện trực quan này và những lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng để đảm bảo thông tin được truyền đạt rõ ràng và chính xác.

Video trình bày nội dung:

- Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày thông tin cần đảm bảo:

+ Phù hợp: Phương tiện trực quan cần được sử dụng phù hợp với tình huống, phát huy lợi thế (ưu điểm) của phương tiện trực quan.

+ Đơn giản, dễ hiểu: Phương tiện trực quan phải đơn giản, làm nổi bật thông điệp cần truyền tải, giúp người xem dễ hiểu.

+ Đẹp, rõ nét: Phương tiện trực quan cần đảm bảo tính thẩm mĩ; rõ nét để người xem có thể dễ dàng quan sát; dung lượng vừa phải để dễ dàng trao đổi, chia sẻ trong môi trường số.

+ Hợp pháp: Tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư.

Nội dung 2: Tìm hiểu về đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy

Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá cách đính kèm các tệp như hình ảnh, văn bản, video, và bảng tính vào sơ đồ tư duy. Các em hãy trình bày hiểu biết của mình về sơ đồ tư duy và mục đích của việc đính kèm tệp vào sơ đồ này để hỗ trợ quá trình ghi nhớ và tổ chức thông tin một cách khoa học.

Video trình bày nội dung:

- Sơ đồ tư duy là một phương pháp trình bày trực quan các thông tin về một chủ đề. Với phương pháp này, các thông tin của chủ đề được tóm tắt, sắp xếp, tổ chức thành sơ đồ phân nhánh từ chủ đề trung tâm đến các nhánh con. Trình bày bằng sơ đồ tư duy giúp ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng thể, nhận biết, ghi nhớ nội dung cơ bản của chủ đề.

- Bên cạnh việc cung cấp công

cụ, tiện ích để dễ dàng tạo sơ đồ

tư duy, hầu hết các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đều cho phép đính kèm tệp hình ảnh, văn bản, video, bảng tính,... để minh hoạ, cung cấp thêm thông tin cụ

thể, chi tiết hơn cho nội dung trong sơ đồ tư duy.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Vậy là bài học của chúng ta đến đây là kết thúc, hãy cùng thầy/cô hoàn thành những bài tập dưới đây để củng cố kiến thức nhé!

Câu 1: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày thông tin không cần đảm bảo yếu tố nào?

A. Phù hợp.

B. Đơn giản, dễ hiểu.

C. Hợp pháp.

D. Nổi bật.

Câu 2. Sơ đồ tư duy là gì?

A. Là một phương pháp trình bày trực quan các thông tin về một chủ đề.

B. Là một phương pháp trình bày ngắn gọn, đơn giản các kiến thức chính của một chủ đề.

C. Là một phương pháp trình bày những nội dung cơ bản của một chủ đề.

D. Là một phương pháp trình bày chi tiết, cụ thể các kiến thức của một chủ đề.

……

Nội dung video bài 5. Trình bày, trao đổi thông tin còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác