Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 13 Văn Miếu- Quốc Tử Giám

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 13 Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu về khu di tích lịch sử văn miếu – quốc tử giám
  • Giữ gìn và phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ hiểu biết của em về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

+ Trình bày hiểu biết của em về sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

+ Mô tả kiến trúc, chức năng của một trong những công trình: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà bia Tiến sĩ.

+ Nêu ý nghĩa của việc ghi danh những người đỗ tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Video trình bày nội dung:

- Sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Sơ đồ mô tả vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích gồm: Khuê Văn Các, khu Đại Thành (Văn Miếu trước đây), khu Thái Học (Quốc Tử Giám trước đây), nhà bia Tiến sĩ,...

- Kiến trúc của Văn Miếu là một khối kiến trúc cổ và độc đáo. Lối kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không gian. Không gian Văn Miếu được chia thành 5 lớp được gắn kết bởi các bức tường gạch có cửa thông. Chức năng duy nhất của Văn Miếu là nơi thờ tự “thành hiền”.

- Ý nghĩa của việc ghi danh những người đỗ Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh minh”. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho đất nước và ngăn ngừa điều ác, kẻ ác.

Hoạt động 2: Giữ gìn và phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

+ Kể tên một số hoạt động được tổ chức ở khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh truyền thống hiểu học của dân tộc. 

+ Theo em, cần làm gì để gìn giữ và phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám? 

Video trình bày nội dung:

-  Một số hoạt động được tổ chức ở khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh truyền thống hiểu học của dân tộc là Ngày hội đọc sách, lễ phong hàm Giáo sư, Tuyên dương Thủ khoa, khen thưởng sinh viên giỏi và xuất sắc,…

- Để gìn giữ và phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần áp dụng những biện pháp nhằm mục đích cấm xâm hại di tích; đẩy mạnh giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn khu di tích của mỗi cá nhân.

Nội dung video Bài 13: “Văn miếu – Quốc tử Giám” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác