Video giảng Lịch sử 9 cánh diều Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930

Video giảng Lịch sử 9 cánh diều Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 5: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN 1930

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 
  • Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.
  • Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, hãy cùng thầy/coo đọc trích đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên). Theo các em, đoạn thơ nhắc đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Bác? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phong trào dân tộc dân chủ của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1918-1930.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản

Để tìm hiểu về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản các em hãy hoàn thành Phiếu học tập số 1, trong đó mô tả những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1918 – 1930.

Nội dung 1.2. Tìm hiểu về phong trào công nhân

Bên cạnh phong trào của tư sản và tiểu tư sản, phong trào công nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Để hiểu rõ hơn, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: 

  • Mô tả những nét chính về phong trào công nhân Việt Nam những năm 1918 – 1930.
  • Giải thích tại sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son được coi là mở đầu cho giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam?

Video trình bày nội dung:

- Những năm 1918 – 1925:

+ Biểu hiện: diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức, lãnh đạo thống nhất.

+ Hình thức đấu tranh: phá hợp đồng, bỏ trốn, lãn công.

+ Mục đích: đòi các quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm,…).

+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, Mỏ than Cẩm Phả (Quảng Ninh),…

- Những năm 1925 – 1930: 

+ Biểu hiện: nổ ra trên cả nước, có tổ chức, lãnh đạo thống nhất của Công hội, các tổ chức cộng sản.

+ Hình thức đấu tranh: bãi công.

+ Mục đích:

  • Đòi các quyền lợi về kinh tế.
  • Chống lại áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, phong kiến.
  • Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 

+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: bãi công của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước),…

…….

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!

Câu 1. Mục tiêu đấu tranh nào sau đây là của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1918 - 1930?

A. Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

B. Thực hiện người cày có ruộng.

C. Đòi các quyền dân tộc dân chủ.

D. Thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Câu 2. Sự kiện nào sau đây phản ánh cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế của tư sản Việt Nam trong những năm 1918 – 1930?

A. Cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều.

B. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.

C. Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.

D. Biểu tình phản đối dự án cải cách thuế thân.

……..

Nội dung video bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến 1930 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác