Video giảng Lịch sử 9 cánh diều Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 1)

Video giảng Lịch sử 9 cánh diều Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3. CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn trong buổi học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (3.1 – 3.5) để nhận thức về tình hình một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945. 
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm được tư liệu về một phong trào đấu tranh tiêu biểu theo khuynh hướng tư sản hoặc vô sản ở Đông Nam Á (1918 – 1945).

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em hãy quan sát bức ảnh này. Đây là hình ảnh vụ nổ phá hủy đoạn đường ray nằm trên tuyến đường sắt Nam Mãn Châu thuộc sở hữu của Nhật Bản. Các em có nghĩ rằng đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản không? Tại sao?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Nhật Bản 

Để hiểu rõ hơn về hành động của Nhật Bản, chúng ta cần tìm hiểu về tình hình trong nước Nhật Bản trong giai đoạn này.

Các em hãy chia thành các nhóm nhỏ và cùng nhau tìm hiểu:

  • Tình hình kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
  • Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào năm nào?
  • Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản bắt đầu từ năm nào và có những ảnh hưởng gì?
  • Sự kiện 1931 ở Mãn Châu có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản?

Video trình bày nội dung:

-  Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn, nhưng ngay sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng, bấp bênh do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát. 

+ Xã hội: Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia. Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

- Cuộc đại suy thoái kinh tế (1927) gây ra hậu quả nặng nề: sản xuất công nghiệp sụt giảm 32,5%, 15% người lao động thất nghiệp, nạn đói bùng phát ở nông thôn.... Đại suy thoái đã làm gia tăng những bất mãn của Nhật Bản với hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn, dẫn đến sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt. 

- Về đối nội, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. 

- Về đối ngoại, Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ

Nội dung 2: Trung Quốc

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm hiểu về tình hình Trung Quốc trong giai đoạn này để hiểu rõ hơn về cuộc xâm lược của Nhật Bản.

Các em hãy làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi sau:

  • Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc bùng nổ vào thời gian nào và có ý nghĩa gì?
  • Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào năm nào?
  • Sau phong trào Ngũ Tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

Video trình bày nội dung:

- Ngày 4/5/1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc.

- Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.

- Năm 1926 – 1927, Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống các tập đoàn quân phiệt.

- Năm 1927 - 1937, xảy ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng

- Năm 1937 – 1945, Kháng chiến chống Nhật Bản.

……….

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Sau khi đã nắm vững kiến thức, chúng ta sẽ cùng thực hành qua các bài tập trong hoạt động luyện tập. Hãy sẵn sàng để áp dụng những gì các em đã học nhé!

Câu 1: Về đối nội, chính phủ Nhật đã làm gì để khắc phục khủng hoảng?

A. Thực hiện các chính sách mới chăm lo cho nhân dân.

B. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

C. Lựa chọn chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Thực hiện chính sách Quốc hữu hoá. 

Câu 2: Phong trào đấu tranh nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc?

A. Phong trào Bách nhật Duy tân.

B. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.

D. Phong trào Ngũ Tứ. 

……..

Nội dung video bài 3. châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác