Video giảng lịch sử 7 cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII)
Video giảng lịch sử 7 Cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 17: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN (Thế kỉ XIII)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Vẽ, lập được lược đồ diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông,..
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Đầu năm 1285, từ vùng đất champa, tướng Toa Đô gửi thư về cho vua Nguyên là Hốt Tất Liệt: “ Giao chỉ (tức ĐạiViệt) liền với đất Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến. Nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ,…lấy lương ở đó cấp cho quân sĩ, tránh được việc vận tải đường biển mệt nhọc.”
Lời đề nghị của Toa Đô được Hốt Tất Liệt thực hiện, nhưng 50 vạn quân Nguyên đã bị quân dân nhà trần đánh tan. Vậy quân dân Đại Việt đã kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và giành thắng lợi như thế nào? Thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
- Em hãy làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:
a, Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?
b, Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?
Video trình bày nội dung:
a,
- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.
- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện kế “thanh dã”.
- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
b, Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò: chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của nhân dân Đại Việt.Với những chủ trương kế sách đúng đắn, ví dụ như: chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng; tổng phản công khi quân Mông Cổ đang gặp khó khăn… kế sách đánh giặc đúng đắn đó chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
Nội dung 2. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến lần thứ 2, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Em hãy hoạt động nhóm đôi, đọc thông tin
a, Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285).
b, Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến?
Video trình bày nội dung:
- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.
- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.
Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn
Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),...
Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.
b,Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:
- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng.
- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng.
c, Sát: giết
Thát: quân Mông Nguyên
=> Sát Thát: Giất giặc Mông Thát
Nội dung 3. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến lần thứ 3, chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
- Em hãy hoạt động nhóm đôi:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)
- Nêu vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến
Video trình bày nội dung:
a,
- Cuối tháng 12 - 1287, Thoát Hoan dẫn khoảng 30 vạn quân Nguyên theo đường bộ tiến vào nước ta. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Quân Nguyên tiến đánh quân cứ quân Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.
- Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Từ tháng 3-1288, nhà Trần phản công ở nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng.
b, Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:
- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng.
- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng
Nội dung 4. Tìm hiểu về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
-Em hãy hoạt động nhóm đôi để giải quyết các câu hỏi sau:
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII)
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Video trình bày nội dung:
a.Nguyên nhân thắng lợi:
- Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân
nhà Trần.
- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,...
b.Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc.
- Làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
………..
Nội dung video Bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (TK XIII) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.