Video giảng lịch sử 7 cánh diều bài 13 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009)

Video giảng lịch sử 7 Cánh diều bài 13 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 13: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ (939 – 1009)

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được những nét chính về thời Ngô.
  • Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.
  • Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.
  • Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
  • Nhận biết được đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh 13,1 trong SGK và đọc thông tin về cố đô Hoa Lư (Ninh Bỉnh) ở ngay bên cạnh.

- Các em hãy trả lời những câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học vào bảng sau:

(K)

(W)

(L)

(H)

Em đã biết những gì về thời Ngô, Đinh, Tiền Lê?

Em muốn biết những gì về thời Đinh, Ngô, Tiền Lê?

Em đã học được những gì về thời Đinh, Ngô, Tiền Lê?

Em có thể vận dụng kiến thức của bài học này như thế nào?

 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1. Tìm hiểu những nét chính về thời Ngô

Em hãy tìm hiểu, thảo luận về các nội dung chính thông qua việc trả lời các câu hỏi như:

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng đất nước?

+ Mô tả tổ chức chính quyền thời Ngô và rút ra nhận xét.

+ Việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô nói lên điều gì?

Video trình bày nội dung:

Những nét chính về thời Ngô

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô. 

- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ. 

- Ngô Quyền cử các tướng có công lao trước đây trấn giữ và quản lí các khâu quan trọng. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

Nội dung 2. Tìm hiểu về sự thành lập nhà Đinh

- Em hãy làm việc theo nhóm, tìm hiểu về quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc.

Video trình bày nội dung:

* Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

- Hoàn cảnh: Năm 965, chính quyền trung ương tê liêt, các thể lực ở địa phương nổi dậy, đất nước lâm vào tình trạng "cục diện 12 sứ quân".

- Diễn biến: Đinh Bộ Lĩnh được sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.

- Kết quả:

+ Cuối năm 967, đất nước trở lại yên bình, thống nhất.

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Oàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). 

* Đánh giá công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh: thống nhất đất nước và xây dựng một triều đại mới, tiếp tục khẳng định nền độc lập và tự chủ của dân tộc.  

Nội dung 3. Tìm hiểu về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê

- Em hãy làm việc cá nhân, yêu cầu HS làm việc cá nhân, HS đọc thông tin và quan sát sơ đồ 13.2 trong SGK để mô tả tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

Video trình bày nội dung:

- Dưới thời Đinh, trong giai đoạn đầu tổ chức chính quyền về cơ bản vẫn được duy trì như thời Ngô.

- Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cụ thế các cấp bậc văn võ, tăng đạo.

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn được cử làm Phụ chính cho Đinh Toàn, sau đó Lê Hoàn được tôn lên làm vua và lập ra nhà Lê (Tiền Lê), củng cố và hoàn thiện thêm tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương.   

- Năm 1002, Lê Đại Hành đã đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phù, châu.

Nội dung 4. Tìm hiểu về đời sống xã hội và văn hóa

- Em hãy hoạt động theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh 13.4. Chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình) để hoàn thành Phiếu học tập 1 tìm hiểu về đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Video trình bày nội dung:

1. Những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê
Quý tộc, quan lại, một số nhà sưGiữ địa vị thống trị
Nông dân, thợ thủ công, thương nhân

- Nông dân có số lượng đông đảo nhất, đa số là người dân tự do, canh tác trên ruộng công làng xã.

- Ngoài ra còn có thợ thủ công và thương nhân. 

Nô tìTầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quyền quý. 
2. Những nét chính về đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê
Phật giáo

- Truyền bá rộng rãi. 

- Các nhà sư thường là người có học, được nhà nước và nhân dân quý trọng như Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh,… 

- Chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,…

Nho giáoĐược du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng chưa có ảnh hưởng nhiều trong đời sống xã hội.
Giáo dụcChưa phát triển.
Văn hóa dân gianNhiều loại hình tiếp tục phát triển như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật,…

………..

Nội dung video Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, tiền Lê (939 – 1009) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác