Video giảng lịch sử 6 kết nối bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Video giảng Lịch sử 6 Kết nối bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập thời kì Bắc thuộc trước thế kỉ X?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Em hãy cùng các bạn thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu những nét chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
+ Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vua Hán đã làm gì? Vì sao phải làm như vậy?
+ Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã có thay đổi gì về bộ máy cai trị so với trước? Nhận xét gì về sự thay đổi này?
Video trình bày nội dung:
- Nguyên nhân khởi nghĩa: bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán.
- Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Âu Lạc bị ràng buộc hơn vào bộ máy cai trị của triều đình nhà Đông Hán. Hàng loạt chủ trương lớn để củng cố quyền lực được nhà Hán triển khai ở các quận, huyện. Trước hết là huỷ bỏ chức Huyện lệnh thế tập của các Lạc Tướng người Việt, thay bằng chức Lệnh trưởng do người Hán nắm giữ. Kế tiếp là chia tách 2/5 các quận, huyện để dễ cai trị; xây dựng đường xá, thành quách để phòng giữ. Ngày nay còn dấu tích của thành Luy Lâu (còn gọi là thành Dâu thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) và thành Phong Khê (còn gọi là Kiển Thành, là thành Cổ Loa trước đây). Tuy nhiên, sức mạnh của Âu Lạc vẫn thật đáng sợ đối với triều đình nhà Hán. Nhà Hán vẫn chưa áp dụng được luật của nhà Hán cho người dân Âu Lạc. Sau này phải quay trở lại lấy luật tục của người Việt mà trị.
-Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.
Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).
Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
NỘI DUNG 2 : KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
Em hãy cùng các bạn thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
+ Nêu nguyên nhân và mục đích của khởi nghĩa Bà Triệu
+ Nêu những nét chính về khởi nghĩa bà Triệu (nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử)
Video trình bày nội dung:
- Nguyên nhân khởi nghĩa: chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô đầu thế kỉ III.
- Mục đích khởi nghĩa: lấy lại giang sơn, dựng lại nền độc lập, cởi ách nô lệ, không chịu làm tì thiếp cho người
- Diễn biến chính khởi nghĩa:
+ Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá).
+ Nghĩa quân đã giành được chính quyển tại nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
+ Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng chênh lệch cuối cùng nghĩa cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Ý nghĩa khởi nghĩa: không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ mà còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho các cuộc khởi nghĩa sau này.
NỘI DUNG 3 : KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN
Em hãy cùng các bạn thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
+ Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X.
+ Việc Lý Bí thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí: chế độ cai trị khắc nghiệt của nhà Lương.
- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa (theo sơ đồ) và công cuộc bảo vệ Nhà nước Vạn Xuân:
+ Đầu năm 542, khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu
+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triểu đình, dựng điện Vạn Thọ và xây chùa Khai Quốc
+ Năm 545, quân Lương sang xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay LÍ Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương
+ Năm 602, nhà Tuỳ đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt
- Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
+ Kết quả: Tự làm chủ lấy nước mình, lập nước Vạn Xuân, xưng là hoàng đế, đặt niên hiệu riêng, xây dựng triều đình tự chủ
+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cuối cùng thất bại nhưng đã chứng tỏ tỉnh thần độc lập, tự cường của người Việt, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau, “mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”.
- Ý nghĩa của việc đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn xã tắc truyền đến muôn đời.
NỘI DUNG 4 : KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN
Em hãy cùng các bạn thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
+ Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
+ Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
Video trình bày nội dung:
- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ:
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Hoan Châu (nay thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh).
+ Phạm vi cuộc khởi nghĩa: lan rộng khắp cả nước
+ Lực lượng tham gia, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa gồm vài chục vạn dân nghèo, cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp
+ Quân khởi nghĩa đã chiếm thành Tống Bình, làm chủ chính quyền).
+ Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An làm quốc đô
+ Khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm, cuối cùng bị đàn áp
- Ý nghĩa khởi nghĩa: là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất thời Bắc thuộc, đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm (713 - 722). Đây là một trong những cột mốc quan trọng trên con đường đấu tranh đi đến giải phóng đất nước.
NỘI DUNG 5 : KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG
Em hãy cùng các bạn thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:
+ Trình bày nguyên nhân, kết quả của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
+ Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
Video trình bày nội dung:
- Nguyên nhân khởi nghĩa: chính sách vơ vét, bòn rút nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường đối với nhân dân ta.
- Ý nghĩa khởi nghĩa: tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.
Nội dung video Bài 16: “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.