Video giảng lịch sử 6 kết nối bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
Video giảng Lịch sử 6 Kết nối bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ý nghĩa của sự ra đời đó.
- Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào và ý nghĩa của sự ra đời đó.
- Sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc ( cơ cấu tổ chức, cơ sở hình thành, hoàn cảnh ra đời,…)
- Đời sống vật chất và tinh thần của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, Em hãy trình bày tổ chức nhà nước của Văn Lang - Âu Lạc?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
Em cùng các bạn thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cuối thời nguyên thủy, người nguyên thủy trên đất nước ta không ngừng cải tiến công cụ như thế nào? Nhận xét về sự cải tiến đó?
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
Video trình bày nội dung:
- Gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Đó là sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu.
- Nhà nước Văn Lang ra đời:
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.
+ Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang
- Tổ chức, bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang:
+ Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, thực chất là thủ lĩnh của một liên minh bộ lạc (nhà nước sơ khai).
+ Giúp việc cho vua có các lạc hầu.
+ Ở địa phương, đứng đầu mỗi bộ (tương truyền nước Văn Lang có 15 bộ) là lạc tướng; các chiềng/chạ chính là các đơn vị làng xã sau này do bồ chính (già làng) đứng đầu.
- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc
- Nhà nước Văn Lang. Đó là điểm tương đồng với sự hình thành các nhà nước phương Đông khác.
NỘI DUNG 2 : SỰ RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ÂU LẠC
Em cùng các bạn thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào?
+ Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Âu Lạc và Nhà nước Văn Lang?
+ Nêu cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?
+ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
Video trình bày nội dung:
- Xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ: kinh đô của Âu Lạc đã chuyển từ miền trung du Phong Châu xuống vùng đồng bằng Cổ Loa (Đông Anh ngày nay). Lãnh thổ được mở rộng hơn so với Nhà nước Văn Lang.
- Bối cảnh ra đời Nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, để chống lại sự xâm lược của nhà Tần, người Âu Việt và Lạc Việt đã đoàn kết lại với nhau, cử Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên ngôi, xưng gọi là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc vào năm 208 TCN
- Nước Âu Lạc thời An Dương Vương có thế mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và nhiễu vũ khí tốt, nhưng lại mất nước vì:
+ Nguyên nhân từ phía kẻ xâm lược: Triệu Đà âm mưu, xảo quyệt,...)
+ Nguyên nhân từ chính vua Thục: chủ quan, thiếu phòng bị cần thiết,...
NỘI DUNG 3 : ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG - ÂU LẠC
Em cùng các bạn thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Những nét chính về sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp của Văn Lang. Tác động của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đến đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
+ Em hãy nêu những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc?
+ Căn cứ vào đâu để nói: đất nước thời Âu Lạc đã phát triển có với thời Văn Lang? Vì sao?
+ Em hãy cho biết đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc?
Video trình bày nội dung:
a. Đời sống vật chất
- Người Việt cổ thường ở trong những ngôi nhà sàn mái cong
- Phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền; nguồn lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ,...
- Người Việt đã biết để nhiều kiểu tóc như tết tóc đuôi sam, búi tó hoặc để xoã ngang vai; biết dùng đồ trang sức làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, vỏ nhuyễn thể). Trang phục phổ biến bấy giờ là nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và yếm...
- Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là: nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm; luyện kim phát triển với kĩ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao; bước đầu đã biết đến rèn sắt.
- Hình ảnh trống đồng của người Việt cổ đạ được sự tinh tế, có trình độ cao. Việc tìm thấy trống đồng Đông Sơn ở nhiều nước cho thấy điều sự ảnh hưởng và lan toả của văn hoá Đông Sơn ra bên ngoài
b. Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thàn Núi, thần Mặt Trời,...
- Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày. Các lễ hội gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.
- Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.
Nội dung video Bài 14: “Lịch sử và cuộc sống” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.