Video giảng lịch sử 6 cánh diều bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X)

Video giảng Lịch sử 6 Cánh diều bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy quan sát một số hình ảnh sau, em có nhận xét gì về cư dân Đông Nam Á ngay từ khoảng đầu công nguyên?

BÀI 11: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tác động của quá trình giao lưu thương mại

  • Em hãy trình bày hoạt động giao lưu thương mại của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
  • Vậy theo em, giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

Video trình bày nội dung:

- Đông Nam Á là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên như: gỗ quý, hương liệu, ngà voi, đồi mồi, ngọc trai,... và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công như: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...

- Với nguồn sản vật phong phú, các vương quốc ở Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyên buôn bán đường biên kết nồi Á - Âu. Thời kì này, ở Đông Nam Á đã xuất hiện một số thương cảng, như Lâm Ấp của Chăm-pa, Pa-lem-bang của Sri Vi-giay-a.

- Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên: thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực, tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó. 

Nội dung 2: Tác động của quá trình giao lưu văn hoá

  • Em hãy trình bày tác động của quá trình giao lưu văn hoá trên lĩnh vực tôn giáo.
  • Em hãy trình bày tác động của quá trình giao lưu văn hoá trên lĩnh vực chữ viết và văn học.
  • Em hãy trình  bày tác động của quá trình giao lưu văn hoá trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.

Video trình bày nội dung:

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa trên lĩnh vực tôn giáo.

+ Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á hoà nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa trên lĩnh vực chữ viết và văn học.

Tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai... Riêng người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán từ Trung Quốc.

+ Bên cạnh kho tàng văn học dân gian, cư dân Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi như: Ra-ma Khiên (Thái Lan), Riêm Kê (Cam-pu-chia),...

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.

Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp, như tháp Chăm (Việt Nam), khu đến Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...

+ Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thân, tượng Phật và phù điêu

………..

Nội dung video Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác