Video giảng Lịch sử 10 kết nối bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ-trung đại

Video giảng Lịch sử 10 kết nối bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ-trung đại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; biết vận động mọi người cùng hành động bảo vệ các di sản.

- Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học đối với một số ngành, nghề trong công nghiệp văn hoá; vai trò và tác động qua lại của Sử học với phát triển du lịch và việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Có quan điểm cho rằng: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

Em hãy thảo luận theo cặp đôi và ra quan điểm của mình.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Em hãy trình bày mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản?

Video trình bày nội dung

a) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

- Khi không dựa trên cơ sở của những nghiên cứu của các ngành khoa học trong đó có Sử học thì giá trị của các đi sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, thậm chí sẽ huỷ hoại di sản, sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của dân tộc và nhân loại.

=> Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản:

-  Với tư cách là môn khoa học liên ngành, thành tựu nghiên cứu của Sử học về các di sản là cơ sở quan trọng nhất trong công tác xác định giá trị của di sản, cũng như phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững.

- Giúp cho công tác bảo tồn di sản đảm bảo tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích; hay đảm bảo “tính xác thực” “tính toàn vẹn” “giá trị nổi bật của di sản.

b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên:

+ Góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của

con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững.

+ Đối với loại hình di sản văn hoá phi vật thể, loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ

công tác bảo tồn di sản, thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản cần:

+ Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản. 

+ Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản. 

+ Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên.

Nội dung 2. Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa sử học với sự phát công nghiệp văn hóa

Em hãy trao đổi và trình bày vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa và ngược lại?

Video trình bày nội dung:

a) Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

- Công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch và văn hóa. 

=> Những ngành này đều cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.

- Sử học đóng vai trò:

+ Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành thuộc công nghiệp văn hoá như: xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc, hội họa.

+ Cung cấp nguồn tài nguyên đặc sắc, đa dạng, tạo tiền để cho ngành du lịch phát triển.

b) Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

- Góp phần củng cố, trao truyền những giá trị truyền thống và lịch sử - văn hoá tốt đẹp cho các thế hệ sau.

- Góp phần quảng bá, lan toả rộng rãi tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở cả trong nước và trên thế giới thông qua những hình thức nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.

- Đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và phát triển các giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống, cũng như bảo tồn các công trình lịch sử - văn hoá.

Nội dung 3. Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa sử học với sự phát triển du lịch

Cả lớp hãy cùng thảo luận với bạn cùng bàn của mình về vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch và ngược lại?

Video trình bày nội dung:

a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch: 

+ Các di sản lịch sử - văn hoá (vật thể và phi vật thể) của quá khứ để lại trở thành nguồn tài nguyên quý báu để ngành du lịch phát triển. 

+ Đó là: di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng tạo của con người trong quá khứ.

b) Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

- Du lịch di sản phát triển khiến người dân địa phương thêm quý trọng, tự hào về di sản; nâng cao ý thức, phối hợp cùng các cấp chính quyền trong việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản, để bảo tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch.

 - Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí, quảng bá,... các di sản, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

………..

Nội dung video bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác