Video giảng lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Video giảng lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; biết vận động mọi người cùng hành động bảo vệ các di sản.

- Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học đối với một số ngành, nghề trong công nghiệp văn hoá; vai trò và tác động qua lại của Sử học với phát triển du lịch và việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Theo em, tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Em hãy cho biết mối quan hệ của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là?

Video trình bày nội dung

Nội dung

Sử học với công tác bảo tồn và phát huy 

giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Mối quan hệ

- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.

- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng.

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.

- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

Lấy ví dụ 

phân tích

Mối quan hệ giữa sử học và công tác bảo tồn di tích khu Hoàng thành Thăng Long:

- Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,… dưới thời Lý-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu. 

- Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.

 

Nội dung 2. Tìm hiểu về sử học với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa 

Em hãy cho biết đối với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa là?

Video trình bày nội dung

Sử học đối với ngành 

Công nghiệp văn hóa

Ngành công nghiệp văn hóa

 đối với Sử học

- Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội,...).

- Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí, thời trang,... gắn với quảng bá di sản văn hoá).

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

- Ví dụ: Việc khai thác các yếu tố văn hoá truyền thống là một trong những trọng tâm của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, là minh chứng sinh động cho vai trò của lịch sử - văn

hoá đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - một lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hoá. Các

chất liệu lịch sử - văn hoá truyền thống như: làn điệu âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, trang

phục được khai thác triệt để trong nghệ thuật biểu diễn, tạo nên điểm nhấn, tạo sức thu hút đặc biệt của nghệ thuật truyền thống đối với người xem.

- Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của

ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời, thực trạng, triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).

- Thúc đẩy Sử học phát triển (quảng bá

các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,...của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

- Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,...).

- Ví dụ: Lễ hội truyền thống đua ghe Ngo (Sóc Trăng) không những là sự kiện giới thiệu sản phẩm văn hoá - thể thao truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Khmer Nam Bộ, mà còn góp phần bảo tồn di sản văn hoá, vừa quảng bá, khơi dậy tiềm năng, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mang nội dung văn hoá sâu sắc, đáp ứng xu thế liên kết, liên vùng, hội nhập, mang tính xã hội hoá cao.

………..

Nội dung video bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác