Video giảng lịch sử 10 cánh diều bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Video giảng lịch sử 10 cánh diều bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
- Nêu được tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
- Có ý thức vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ở địa phương.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Theo em, Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. TÌM HIỂU VỀ SỬ HỌC – MÔN KHOA HỌC MANG TÍNH LIÊN NGÀNH
Nội dung 1. Tìm hiểu về sử học- Môn khoa học mang tính liên ngành
Em hãy cho biết Sử học là gì? Hãy nêu ví dụ?
Video trình bày nội dung
- Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và phải khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan để phục dựng được hoạt trong quá khứ.
- Muốn miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ quá khứ, nhà sử học không sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó.
=> Ví dụ:
+ Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á.
+ Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được di vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào.
+ Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói chung.
2. TÌM HIỂU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2.1 SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nội dung 1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
Em hãy cho sử học có mối liên hệ với ngành nào?
Video trình bày nội dung
- Sử học cung cấp tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,...để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.
- Sử học có mối liên hệ gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,...
2.2 CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI SỬ HỌC
Nội dung 2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
Theo em mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội khác là?
Video trình bày nội dung
……….
Nội dung video bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.